Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10519
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
24% vụ tai nạn lao động thuộc ngành xây dựng
Năm 2015, số vụ tai nạn lao động thuộc lĩnh vực xây dựng chiếm 35% tổng số vụ tai nạn lao động trong cả nước với tỷ lệ người chết chiếm tới 37%. Sang năm 2016, các con số này đã giảm nhưng vẫn đứng đầu lần lượt là 23% và 24%.
 
Mới đây, Bộ Xây dựng phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo Đổi mới, tăng cường quản lý đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
 
Ông Fujita Yasuo - Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cho biết, an toàn lao động rất quan trọng đối với các dự án ODA Nhật Bản và JICA đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về vấn đề này.
 
 

Dự án Sunshine Garden (nằm giáp ranh giữa 2 quận Hoàng Mai và Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty CP Sao Ánh Dương làm chủ đầu tư đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 2 công nhân tử vong.

Tuy nhiên, năm 2016, các dự án sử dụng vốn ODA vẫn còn xảy ra 6 vụ tai nạn và JICA đang nỗ lực để hạn chế tối đa con số này. Các nhà thầu tham gia phải giám sát chặt chẽ, hệ thống các phương tiện, thiết bị cũng như nhân công lao động – vị Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam chia sẻ.
 
Nêu tham luận tại hội thảo, PGS.TS Trần Chủng – Trưởng ban Chất lượng (Tổng Hội Xây dựng Việt Nam) dẫn ra số liệu: Theo các kết quả điều tra về tình hình lao động của Bộ Lao động thương binh xã hội từ năm 2005-2015 có hơn 66.000 vụ tai nạn lao động làm hơn 69.000 người bị nạn. Trong khi đó, theo số liệu thống kê từ các bệnh viện cơ sở y tế mỗi năm có khoảng 160.000-17.000 người bị tai nạn lao động.
 
“Số liệu từ các cơ sở y tế, số người bị tai nạn lao động và bị chết do tai nạn lao động nhiều hơn gấp nhiều lần số liệu báo cáo chính thức của các cơ quan quản lý về an toàn lao động” – ông Chủng nêu vấn đề.
 
Dưới góc nhìn của chuyên gia, PGS.TS Trần Chủng cho rằng, tai nạn thương vong trên công trường xây dựng vẫn đang gia tăng mặc dù các cơ sở pháp lý về an toàn vệ sinh lao động đã được tăng cường.
 
 


Vụ sập giàn giáo tại dự án Thanh Hà Cienco 5 khiến 3 công nhân bị thương.

Theo ông Chủng, những vi phạm về an toàn lao động vẫn xảy ra thường xuyên và khá điển hình tại công trường thi công nhà cao tầng. Nguyên nhân nhiều khi rất đơn giản nhưng mức độ thiệt hại về con người lại rất nghiêm trọng.
 
Trên thực tế, tại Hà Nội trong những tháng đầu năm 2017 đã xảy ra nhiều vụ tai nạn trong lĩnh vực xây dựng. Đơn cử như ngày đêm 23/3 tại công trường xây dựng của Dự án Sunshine Garden (nằm giáp ranh giữa 2 quận Hoàng Mai và Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty CP Sao Ánh Dương làm chủ đầu tư đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 2 công nhân tử vong. Điều đáng nói, dù cơ quan chức năng đã yêu cầu ngừng thi công xây dựng do vi phạm về an toàn lao động đã để xảy ra tai nạn nghiêm trọng làm 2 người tử vong, nhưng khảo sát ngày 29/3, công trình vẫn thi công tấp nập.
 
Đầu tháng 4 vừa qua, báo chí cũng phản ánh vụ tai nạn tại Dự án khu nhà ở Học viện Tư pháp (Trung Hòa – Cầu Giấy) do công ty CP Tập đoàn Hà Đô và Học viện tư pháp làm chủ đầu tư khiến một công nhân tử vong. Khi sự việc xảy ra nạn nhân không được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động và rơi tự do từ tầng 4 của khu nhà.
 
 
Hay mới đây nhất, một vụ sập giàn giáo chung cư 16 tầng tại dự án của Mường Thanh thuộc dự án Thanh Hà Cienco 5 (xã Cự Khê, Thanh Oai, HN) khiến 3 công nhân bị thương. Về nguyên nhân, theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong quá trình vận chuyển thép, vật tư thi công tại tầng 12 đã làm rơi vật tư thép từ tầng 12 xuống tầng 2 (khu vực giếng trời ngoài nhà). Quá trình rơi đã va chạm vào hệ giàn giáo trát ngoài nhà tầng 3, làm sập sàn giáo cùng 3 công nhân đang trát ngoài, rơi xuống tầng 2. Ngoài hậu quả làm thương 3 người, vụ việc còn làm cho toàn bộ vật tư thép và giàn giáo, phục vụ trát tầng 3, khu vực giếng trời bị hư hỏng.
 
Vụ sập giàn giáo tại dự án Thanh Hà Cienco 5 rất may không có thiệt hại về người tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng đây là lần thứ 2 trong vòng 10 ngày qua tai nạn lao động xảy ra tại công trình xây dựng của Mường Thanh.
 
Nhận định về vấn đề an toàn lao động trong thi công xây dựng, PGS.TS Trần Chủng cho rằng, tổ chức thi công trên công trường là các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn lao động trên công trường.
 
Ông Chủng cũng đặt vấn đề: Hiện nay có rất nhiều những vụ tai nạn rất thương tâm rồi các nhà thầu người ta đền bù các gia đình được cam kết và đương nhiên các cơ quan pháp luật không phải vào. Nhưng đừng chỉ nhìn thuần túy vật chất.
 
“Vấn đề phải đặt ra ở đây là tại sao nhà thầu phải làm như thế? Một vụ mất an toàn lao động sẽ có các đơn vị vào cuộc công an, thanh tra… Làm như vậy để tránh đi sự phức tạp của hệ thống quy định pháp luật? Chúng ta quy định là vậy nhưng có lẽ cách làm phải khác đi và chuyên nghiệp hơn
 
Nghề xây dựng làm cho đất nước giàu mạnh nhưng đừng khiến cho nhiều gia đình phải mất đi người thân, các nhà thầu có thể đi thu lợi nhuận bằng xương bằng máu của người khác. Phải thay đổi nếu không ta có xây dựng pháp luật đến mấy nhưng cách làm không được thì không hiệu quả” – ông Chủng nhấn mạnh.
 
Đồng thời, vị PGS.TS cũng cho rằng vấn đề về an toàn lao động trong thi công xây dựng luật pháp đã có quy định nhưng quan trọng là phải phát hiện ra để phòng ngừa. Hãy để khẩu hiệu “An toàn là trên hết” thực sự ăn sâu trong suy nghĩ và hành động. Đừng hình thức nữa.
 
Nêu lên vấn đề này, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Nguyễn Minh Hà cho biết, thông qua việc đánh giá nguyên nhân, thực trạng về an toàn lao động để đề xuất giải pháp trong quản lý, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, người lao động phải được đảm bảo quyền lợi và các điều kiện cơ bản theo quy định về pháp luật và Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên.
 
 

 
Theo số liệu tổng hợp của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2016, cả nước xảy ra hơn 7.900 vụ tai nạn lao động , làm 8.251 người bị nạn, trong đó có 862 người chết, 1.952 người bị thương nặng.

Lĩnh vực để xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất là xây dựng (chiếm gần 24% tổng số vụ và gần 25% tổng số người chết), khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo.
 
Phong Vân
Tin bài liên quan
Loading...