Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10547
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
An toàn lao động cho các DN nguy cơ cao
Cục An toàn lao động phối hợp với Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã tiến hành triển khai thí điểm hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng.
 
 

 
 
Khai thác đá là một trong các lĩnh vực sản xuất có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
 
Ngày 17-9-2013, Cục An toàn lao động đã tổ chức hội thảo “Báo cáo kết quả triển khai hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp”. Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng cục ATLĐ chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo 2 Sở LĐTBXH tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh; cán bộ làm công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp thí điểm triển khai hệ thống quản lý ATVSLĐ cùng đại diện các đơn vị liên quan.
 
Theo báo cáo, năm 2012, Cục An toàn lao động phối hợp với Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã tiến hành triển khai thí điểm hệ thống quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ cao như khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng tại hai tỉnh Hà Nam (60 doanh nghiệp), Quảng Ninh (60 doanh nghiệp) và khu vực làng nghề. Theo đó, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được lựa chọn để áp dụng thí điểm sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ tư vấn cũng như hỗ trợ kinh phí giúp xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ ở đơn vị mình như: cung cấp các tài liệu, thiết bị an toàn, xây dựng góc bảo hộ lao động, công tác huấn luyện nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ vừa đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật vừa giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, giúp giảm thiểu TNLĐ và BNN trong. Trên cơ sở này tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình xây dựng mô hình. Từ đó nhân rộng việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ trong cả nước.
 
 
Sau hơn một năm áp dụng hệ thống, các doanh nghiệp được hỗ trợ đã rà soát, xây dựng kế hoạch ATVSLĐ sát với thực tế và triển khai đầy đủ; có chính sách đối với người lao động trong công ty về công tác ATVSLĐ cho doanh nghiệp; Tổ chức bộ máy được hoàn thiện theo đặc thù riêng của từng ngành nghề; 100% người lao động được huấn luyện, tập huấn công tác ATVSLĐ; Thống kê, báo cáo TNLĐ được chấp hành đúng quy định; Việc kiểm tra và tự kiểm tra tại các doanh nghiệp được hỗ trợ đã thường xuyên hơn; Các máy, thiết bị, bộ phận chuyển động được che chắn; làm thêm các bảng nội quy, quy trình vận hành máy;…
 
Đối với khu vực làng nghề mô hình quản lý ATVSLĐ đã được áp tại 6 làng nghề: Làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội – Bắc Ninh; sản xuất gốm sứ Măng Thít (Vĩnh Long); đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam); Chế biến đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình)…với 80 doanh nghiệp trong làng nghề tham gia áp dụng thí điểm. Sau thời gian áp dụng, tại các làng nghề đã thành lập được ban quản lý ATVSLĐ và bảo vệ môi trường làng nghề; Xây dựng quy chế quản lý ATVSLĐ làng nghề; Phổ biến thông tin an toàn cho mọi đối tượng trong làng xã; tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động; xây dựng được nội quy ATVSLĐ cho các doanh nghiệp; cải thiện điều kiện lao động (sắp xếp nhà xưởng, xây dựng các quy trình làm việc an toàn,…); trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân; cung cấp sổ tay giám sát an toàn hàng ngày tại nơi làm việc; xây dựng mẫu biểu và cơ chế báo cáo ATVSLĐ;….
 
Tại hội thảo, ông Hà Tất Thắng-Cục trưởng Cục An toàn lao động đánh giá cao sự hợp tác của các doanh nghiệp trong việc áp dụng mô hình quản lý ATVSLĐ. Có thể nói đây là sự quyết tâm của các cấp các, các  ngành, địa phương, cơ sở, các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác ATVSLĐ giúp giảm thiểu TNLĐ và BNN, tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả ban đầu, việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ vẫn còn nhiều khó khăn do đa phần doanh nghiệp quy mô nhỏ, hộ gia đình (trong làng nghề), chưa quan tâm đúng mức đến công tác ATVSLĐ; cán bộ làm công tác ATVSLĐ chưa chủ động trong công tác đôn đốc, hướng dẫn; người lao chưa có ý thức chấp hành nội quy làm việc; một số doanh nghiệp vẫn còn thực hiện mang tính chất đối phó;… 
 
Do đó, ông Hà Tất Thắng đề nghị các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn nữa trong công tác ATVSLĐ, phải ý thức được việc đảm bảo an toàn lao động chính làm đảm bảo lợi ích của đơn vị mình, để việc triển khai hệ thống quản lý ATVSLĐ thu được hiệu quả tốt cả khi không còn sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, trên cơ sở những kết quả ban đầu trong quá trình triển khai thí điểm hệ thống, ông Thắng đề nghị Cục ATLĐ và Viện KHLĐXH cần phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục những tồn tại, hạn chế và hoàn thiện mô hình giúp triển khai có hiểu quả trong nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương trong cả nước.
 
Văn Duẩn
Tin bài liên quan
Loading...