Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10727
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
An toàn lao động: Đừng nhận tiền rồi chỉ hô hào
“Việc triển khai chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015 phải đi vào các mô hình thực tế, các việc làm cụ thể có hiệu quả. Nếu chúng ta nhận tiền về tham gia chương trình mà chỉ hô hào thì không được. Hiệu quả đó đối với Chính phủ là tối kỵ!” – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Bùi Hồng Lĩnh khuyến cáo.

An toàn lao động: Đừng nhận tiền rồi chỉ hô hào

“Việc triển khai chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015 phải đi vào các mô hình thực tế, các việc làm cụ thể có hiệu quả. Nếu chúng ta nhận tiền về tham gia chương trình mà chỉ hô hào thì không được. Hiệu quả đó đối với Chính phủ là tối kỵ!” – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Bùi Hồng Lĩnh khuyến cáo.
 
 


Hội nghị triển khai chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động tổ chức tại Đà Nẵng ngày 2/12 - Ảnh: HC
 
Nhiều mục tiêu không đạt được
 
Ngày 2/12 tại Đà Nẵng, Cục An toàn lao động (ATLĐ, thuộc Bộ LĐ-TB-XH) đã tổ chức hội nghị tập huấn triển khai chương trình quốc gia về ATLĐ, vệ sinh lao động (VSLĐ) giai đoạn 2011 – 2015 với sự tham dự của đại diện các bộ ngành TƯ và 27 tỉnh, thành từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc (hội nghị thứ hai cho các địa phương phía Nam sẽ được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 5/2).
 
Theo đó, chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ giai đoạn 2011 – 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ cuối năm 2010 với 5 dự án. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước dự kiến chi cho chương trình này lên đến 730 tỉ đồng. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Bùi Hồng LĩnhTrong nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn chung cả nền kinh tế đất nước, việc chương trình này được phê duyệt và triển khai là một sự kiện có tính bước ngoặt, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Chính phủ.
 
Ông cho hay, hiện trên thế giới cũng như ở VN đã có những chuyển đổi lớn về nhận thức đối với công tác ATLĐ, VSLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN), phòng chống cháy nổ... trong quá trình lao động, bởi đây đang là điều đáng lo ngại khi nền kinh tế phát triển. Thực tế qua 5 năm thực hiện chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, ATLĐ, VSLĐ từ 2006 – 2010 cho thấy, hầu hết các mục tiêu quan trọng đặt ra đều không đạt được.
 
Trong 5 năm qua, tỉ lệ mắc mới BNN ở khu vực tham gia BHXH chỉ giảm khoảng 6%/năm (mục tiêu là 10%); chỉ có khoảng 12% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các BNN được khám phát hiện BNN (mục tiêu là 80%); số vụ TNLĐ nghiêm trọng nhìn chung vẫn gia tăng… Trong đó có những vụ TNLĐ lớn như ở cầu dẫn Cần Thơ, mỏ đá ở Nghệ An, gần đây là ở Thanh Hoá… ”Để xảy ra những vụ việc này có khuyết điểm của chính ngành LĐ-TB-XH!” – Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh nhấn mạnh.
 
Theo Phó Cục trưởng Cục ATLĐ Vũ Như Văn, thực tế cho thấy, nguy cơ TNLĐ vẫn còn rình rập ở từng cơ sở sản xuất, từng địa phương. Trong khi số người chết vì TNGT ở VN vào khoảng 13.000 người/năm thì số người chết, bị thương, tàn tật… vì TNLĐ, BNN là bao nhiêu vẫn chưa được đánh giá một cách chính xác. Đối với những vụ nghiêm trọng, có số người chết lớn thì các cơ quan chức năng nắm được, nhưng có những vụ lẻ lẻ thì các doanh nghiệp có thể giấu đi nên các số liệu thống kê hàng năm chưa đảm bảo thực chất. Đây cũng là một điều hết sức đáng lo ngại.
 
 


Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Bùi Hồng Lĩnh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: HC
 
Không thể chỉ hô hào
 
Vì vậy, chương trình quốc gia về ATLĐ, vệ sinh lao động (VSLĐ) giai đoạn 2011 – 2015 đã đề ra nhiều mục tiêu cụ thể như: trung bình mỗi năm giảm 5% tần suất TNLĐ chết người trong các ngành, lĩnh vực khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện, sản xuất kim loại và hoá chất…; tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Đến năm 2015 có trên 1.000 làng nghề, 5.000 hợp tác xã, 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được phổ biến thông tin phù hợp về ATLĐ, VSLĐ; 100% người lao động đã xác nhận bị TNLĐ, BNN được chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng lao động; 100% số vụ TNLĐ chết người được điều tra, xử lý…
 
Theo Thú trưởng Bộ LĐ-TB-XH Bùi Hồng Lĩnh, TNLĐ, BNN thậm chí có thể gây nguy hiểm đến cả một thế hệ. Một vụ TNLĐ có thể làm 5, 10 hoặc vài chuc người chết và bị thương, nhưng nếu BNN không được giám sát chặ chẽ thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả người lao động đang làm việc ở xí nghiệp đó và dân cư chung quanh. Ông đơn cử, cách đây vài hôm có bài báo phản ảnh ở một địa phương xảy ra chuyện học sinh ngồi trong lớp học mà phải đeo khẩu trang do khói bụi từ cơ sở sản xuất bên cạnh. Có nghĩa có thể hàng trăm, hàng ngàn người bị ảnh hưởng bởi nguy cơ từ một cơ sở sản xuất nào đó, nếu nó không được giám sát chặt chẽ.
 
Ông cũng tiết lộ, qua phản ảnh của quần chúng nhân dân thì có đến 2/3 tài xế taxi là con nghiện, còn tài xế xe đường dài gần như 100%. Tuy đây chỉ mới là thông tin bên ngoài nhưng Bộ LĐ-TB-XH đã giao các cơ quan hữu quan xâm nhập để tìm hiểu thực chất. Vấn đề ở đây không phải là tay nghề mà là bệnh tật, nghiện ngập nên người lao động không đủ điều kiện hành nghề lái xe. Không nên nghĩ nghĩ hoạt động taxi chỉ thuộc trách nhiệm của ngành GTVT vì người lao động ở đó là thuộc trách nhiệm của ngành LĐ-TB-XH. Đủ điều kiện để lái xe hay không thì ngành LĐ-TB-XH phải tham gia giám sát…
 
Do vậy, để đạt được những mục tiêu của chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ giai đoạn 2011 – 2015, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh yêu cầu việc triển khai thực hiện không thể chỉ hô hào mà phải đi vào các mô hình thực tế, các việc làm cụ thể có hiệu quả. Bên cạnh đó, dần dần hình thành nếp văn hoá ATLĐ để người lao động và người sử dụng lao động nhận thức được vấn đề ATLĐ là hết sức cần thiết. “Nếu chúng ta nhận tiền về tham gia chương trình mà chỉ hô hào thì không được. Hiệu quả đó đối với Chính phủ là tối kỵ!” - ông Bùi Hồng Lĩnh khuyến cáo.
 
HẢI CHÂU
Tin bài liên quan
Loading...