Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10718
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
An toàn lao động trong xây dựng chưa được quan tâm đúng mức
Điều 27 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định “Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động (ATLĐ) trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng”. Riêng quản lý chất lượng thi công xây dựng đã được quy định cụ thể tại Điều 18, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP như “Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình”. Với các quy định nêu trên có thể thấy rõ giữa chất lượng xây dựng và ATLĐ là một quan hệ không thể tách được.
 

 
Hiện trường sảnh tòa nhà Sailing Tower Hotel bị sập hôm 2/10/2011.
 
Tuy nhiên cho đến nay, có nhiều người quan niệm chưa đúng vai trò của công tác ATLĐ trong thi công xây dựng. Thậm chí ngay trong văn bản quy phạm pháp luật an toàn trong thi công xây dựng được hiểu là hệ thống các biện pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình.
 
Trong hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng không bao giờ thiếu được người chịu trách nhiệm kiểm soát, bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng, đó là an toàn viên lao động. Người này làm việc với tư cách độc lập tại công trường và có quyền liên hệ trực tiếp với Tổng giám đốc Cty. An toàn viên ATLĐ làm việc phối hợp với nhân viên công trường để đảm bảo cho các hoạt động trên công trường. An toàn viên ATLĐ tổ chức các bước huấn luyện ATLĐ cho công nhân, cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động, đôn đốc nhắc nhở và giám sát việc tuân thủ các quy định về ATLĐ. ATLĐ được thực hiện theo sổ tay ATLĐ của nhà thầu thi công xây dựng. Nhân sự làm việc tại công trường được huấn luyện về: ATLĐ, an toàn về vệ sinh công nghiệp, an toàn hóa chất, an toàn khi làm việc trên cao... Toàn bộ thiết bị và dụng cụ đều phải trong điều kiện vận hành tốt và an toàn. Thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận. Công nhân vận hành thiết bị được huấn luyện kỹ. Chỉ khi có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thi công xây dựng thì người lao động mới có thể an tâm thao tác, chất lượng công việc mới có thể bảo đảm theo yêu cầu kỹ thuật.
 
Điểm qua lại các vụ tai nạn lao động xảy ra trong thi công xây dựng chúng ta có thể thấy chủ yếu sập đổ giàn giáo thi công, sập đổ máy khoan cọc khoan nhồi, cần cẩu tháp cũng như cần cẩu tự hành. Hậu quả của các vụ tai nạn đó là sập mái sảnh khách sạn Sailing Tower (Hà Tĩnh), sập sàn Trung tâm thương mại Crescent (P.Tân Phú, Q.7, TP.HCM)… và sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ.
 
Rõ ràng là nguyên nhân sập do giàn giáo không được tính toán, không đảm bảo khả năng chịu lực. Lỗi này thuộc về nhà thầu thi công hay thuộc về chủ đầu tư?
 
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng “Quy định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình” thì nhà thầu thi công xây dựng bao gồm cả tổng thầu, nhà thầu chính và nhà thầu phụ trên công trường có trách nhiệm lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp ATLĐ cho phù hợp. Chủ đầu tư tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn của tổng thầu và kiểm tra việc điều hành, giám sát của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ trên công trường theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư 22/2010/TT-BXD.
 
Với các quy định nêu trên thì lỗi trực tiếp gây ra tai nạn lao động là thuộc về nhà thầu thi công xây dựng và chủ đầu tư có lỗi trong việc tổ chức giám sát nhà thầu chưa tốt. Nhưng cái mất nhiều nhất lại là chất lượng của công tác xây dựng và tất nhiên cũng là chất lượng của công trình xây dựng.
 
Sàn tầng một Trung tâm thương mại Crescent mới đổ bê tông đã bị sập xuống với diện tích khoảng 200m2.
 
Chúng ta cũng có thể thấy ngay nếu không có đủ điều kiện đảm bảo ATLĐ thì làm sao người công nhân có thể yên tâm để thao tác đấy là chưa đòi hỏi phải thao tác tốt, thuần thục để bảo đảm chất lượng. Người công nhân thi công nhà cao tầng, nếu không đủ sức khỏe và lại có chứng sợ độ cao thì lúc nào cũng lo không rớt ngã thì làm sao bảo đảm chất lượng công tác ghép cốp pha hoặc công tác hoàn thiện.
 
Điều đáng nói ở đây là nhiều tổ chức giám sát thi công xây dựng chưa thấy được trách nhiệm của mình trong việc giám sát về ATLĐ cũng là giám sát về chất lượng thi công xây dựng. Thậm chí, các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cũng chưa thấy hết tầm quan trọng của việc quản lý ATLĐ trong quản lý chất lượng công trình xây dựng. Điều đó cho thấy ngay từ tổ chức đến ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chức năng quản lý ATLĐ hoàn toàn độc lập với chức năng quản lý chất lượng công trình xây dựng. Trong các văn bản về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì không đề cập đến công tác bảo đảm ATLĐ. Chính vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương cũng chưa quan tâm đúng mức về ATLĐ.
 
Minh Châu
Tin bài liên quan
Loading...