Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10548
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Bài 2: Chưa xác định mục tiêu
Đều đặn 3 buổi chiều trong tuần, Tiên, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Q.3-TPHCM), đều ở lại trường để học thêm 1 tiếng đồng hồ với cô giáo chủ nhiệm. Trong khi ngành quy định, với lớp học 2 buổi/ngày không được giao bài tập về nhà, mỗi ngày dành 1 tiết cuối buổi để học sinh tự học, củng cố kiến thức. Thầy trò dùng thêm 1 tiếng đồng hồ để làm gì?

 
Giáo viên phải thay đổi nhận thức

Văn bản hướng dẫn giảm tải chương trình giáo dục tiểu học của Sở GD-ĐT TPHCM đã nói rõ: Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Bảo đảm các tiết dạy được tổ chức theo yêu cầu: tự nhiên, nhẹ nhàng, chất lượng. Trong đó nhấn mạnh, giáo viên không nâng cao, mở rộng chương trình tạo áp lực nặng nề cho học sinh, để từ đó dạy thêm, học thêm tràn lan.
 
Và trong hướng giảm tải, học sinh còn yếu các kỹ năng như đọc chậm, viết xấu, làm tính chậm... vẫn có cơ hội rèn luyện mà không phải đi học thêm. Đó là việc chia lớp học thành từng nhóm đối tượng để dạy vào buổi thứ nhất. Còn buổi thứ hai cũng chia thành nhóm để các em viết chữ xấu được rèn chữ, luyện làm tính, hoặc học các môn theo năng khiếu của mình như nhạc, họa, đánh cờ vua, bơi lội... Tuy vậy, ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM, cũng thừa nhận: “Sở đã hướng dẫn và tập huấn kỹ cho hiệu trưởng, giáo viên nhưng việc chuyển biến còn phụ thuộc vào nhận thức của giáo viên. Giảm tải không phải một ngày một bữa được mà cần phải có thời gian lâu dài, có khi phải đến cả năm học sau”.
 
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai, từ lâu giáo viên đã quen với việc coi sách giáo khoa là pháp lệnh nên máy móc rập khuôn theo sách. Sách viết nhiều nhưng giáo viên phải thiết kế bài giảng dựa trên trình độ của học sinh. Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục cũng đánh giá: Một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, lúng túng, chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, còn nặng về nhồi nhét kiến thức... Xem ra, với lãnh đạo ngành, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tải nhưng vẫn chưa đáp ứng được mong đợi. Còn giáo viên đang nghĩ và làm gì với vai trò của mình?
 
Giáo viên đề nghị: 15% phải cụ thể
 
Giờ dạy tự nhiên xã hội, bài Các hoạt động thần kinh của thầy Lưu Phương Thanh Bình, giáo viên lớp 3 Trường Tiểu học Minh Đạo, Q.5-TPHCM, thật sôi động. Học sinh chia thành nhóm từ 6 đến 8 em rồi dựa vào hình vẽ để thảo luận. Nếu trước đây thầy độc thoại, giỏi lắm chỉ có 3 học sinh được phát biểu thì nay cả lớp đều có thể tranh luận với nhau. Đây là tiết học có nhiều hoạt động theo yêu cầu của chương trình sách giáo khoa mới. Thầy Bình cho biết, đã áp dụng phương pháp mới từ khi thay sách giáo khoa. Các yêu cầu của phương pháp mới như dạy kỹ năng, tránh nhồi nhét kiến thức nặng nề cũng được áp dụng triệt để.
 
Tôi đặt câu hỏi: Những yêu cầu theo phương pháp giảng dạy mới thì đã làm rồi, vậy khi bộ kêu gọi giảm tải, thầy đã làm gì? Thầy Bình không ngần ngại trả lời: “Ngành chỉ kêu gọi chung chung, giáo viên đâu biết nên giảm tải bài nào. Nếu chẳng may cắt nhầm bài mà sau này học sinh đi thi gặp phải thì ai chịu trách nhiệm?” - Vậy thầy vẫn dạy như bình thường? Thầy Bình: “Đúng rồi!”. Cô Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1-TPHCM), cũng cho biết các giáo viên ở trường vẫn dạy bình thường vì vẫn chưa được hướng dẫn giảm tải ở bài nào.
 
Theo phát biểu gần đây của Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai trên báo chí, sắp tới bộ sẽ họp với Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục và các tác giả viết sách để nghe đề xuất giải pháp giảm tải chương trình tiểu học. Sau đó, mới có hướng dẫn cụ thể. Như vậy, giáo viên tiếp tục trông đợi sự cắt giảm chương trình của ngành.
Chưa giải quyết tận gốc
 
Nhưng nói giảm tải không chỉ có cắt bớt chương trình hoặc giáo viên đổi mới cách dạy là xong mà vấn đề sâu xa chính là áp lực của đề thi, của điểm số vẫn chưa được đề cập. Cô Lê Thị Ngọc Điệp bày tỏ: Dù dạy theo chương trình mới, chú trọng rèn kỹ năng, không nhồi nhét kiến thức nhưng bản thân giáo viên vẫn cứ lo sợ khi đi thi, học sinh sẽ thiếu kiến thức dẫn đến làm bài không được, điểm số thấp thì tội các em và áy náy với phụ huynh. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Đạo cũng thừa nhận: “Đó là áp lực lớn nhất của giáo viên”. Cho nên, tình trạng phổ biến hiện nay là giáo viên luôn cố dạy một cách đầy đủ nhất cho học sinh, từ đó dẫn đến nặng nề, quá tải. Nhưng giáo viên lại không dám tự mình giảm tải vì sợ đề thi. Cứ như thế giáo viên nằm trong vòng luẩn quẩn không có lối ra. Nhưng cũng không trách được phụ huynh, vì từ lâu ngành đã cho phụ huynh làm quen với điểm số 9, 10 của con họ. Giờ nếu chỉ đạt điểm 7, 8 thì họ sẽ đặt vấn đề giáo viên đã dạy không tốt. Do đó, ngoài việc ra đề thi phù hợp phương pháp dạy mới, phù hợp kiến thức của học sinh, cần chú trọng yếu tố không ban phát quá nhiều điểm 10, khiến phụ huynh ảo tưởng về con mình từ đó gây áp lực với giáo viên.
 
Trong khi bài toán giảm tải còn chưa biết giải như thế nào, cấp trên mong ở dưới sẽ thực hiện giảm tải, dưới thì ngóng trên cho biết giảm cái gì thì những học sinh tiểu học vẫn còn phải chờ và tiếp tục chịu “tải” dài dài.
 
Diệu Hằng

Từ khóa: bảo hộ lao động
 
Tin bài liên quan
Loading...