Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10646
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Bài học từ vụ kiện hy hữu
Vụ tranh chấp có một không hai trong lịch sử pháp đình về quyền sở hữu kiểu dáng... quan tài được tòa án đưa ra xét xử. Cuối cùng, tòa phán quyết buộc bên vi phạm phải bồi thường 440 triệu đồng. Vì sao hai công ty có nguồn gốc quan hệ mật thiết với nhau lại phải đáo tụng đình, nhờ pháp luật phân xử...
 
Chủ sở hữu kiểu dáng...quan tài nói gì?

Năm 2002, Công ty TNHH Trường Sanh (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) do bà Tôn Hải Đường làm giám đốc liên doanh với ông Kou Chi Sheng (Đài Loan - Trung Quốc) thành lập Công ty Nhã Quán chuyên sản xuất, kinh doanh áo quan. Sản phẩm chủ yếu là để xuất khẩu (đến 80%), còn lại tiêu thụ trong nước và được nhiều trại hòm biết đến.
 
Trường Sanh khẳng định, kiểu mẫu áo quan là do bà Tôn Hải Đường sáng tác, đã đăng ký và được cấp văn bằng chứng nhận sở hữu kiểu dáng công nghiệp (KDCN) vào năm 2005. Ban đầu, do thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ nên đã kê khai sai, sử dụng tên liên doanh Nhã Quán để đăng ký bảo hộ KDCN. Tuy nhiên, sau đó, Nhã Quán đã ký bản thỏa thuận công nhận quyền sở hữu kiểu dáng áo quan thuộc về Trường Sanh và ký hợp đồng chuyển nhượng lại "quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng". Ngược lại, Trường Sanh ủy quyền (không quy định thời hạn) cho Nhã Quán được phép sử dụng những mẫu quan tài trên.
 
Đến năm 2007, chị Tạ Thị Kim Phượng (con gái bà Tôn Hải Đường) đứng ra thành lập Công ty Ý Thiên và được Trường Sanh chuyển nhượng lại quyền sở hữu những kiểu dáng áo quan trên. Vì vậy, Ý Thiên tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp duy nhất và ngăn chặn Nhã Quán không được sản xuất, kinh doanh xâm phạm KDCN những mẫu áo quan trên.
 
Nghi vấn quyền tác giả

Về phía Nhã Quán cho rằng, Trường Sanh thành lập được 1 năm thì tiến hành liên doanh, chuyển hết toàn bộ nhà xưởng, máy móc, nhân công vào công ty liên doanh hoạt động; và chỉ còn tồn tại danh nghĩa trên giấy phép kinh doanh mà không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Bà Đường cũng trở thành Phó Giám đốc liên doanh Nhã Quán. Những mẫu kiểu dáng quan tài trên hình thành trong thời gian liên doanh hoạt động nên thuộc về Nhã Quán. Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký bảo hộ sở hữu KDCN, bà Đường - người phụ trách làm hồ sơ báo cáo là vướng yếu tố nước ngoài nên không thể thực hiện được. Để bảo hộ kiểu dáng tại thị trường Việt Nam, ông Sheng đã ký vào hợp đồng chuyển nhượng lại quyền đăng ký sở hữu KDCN cho Trường Sanh mặc dù không nắm rõ nội dung. Sau này, do mối quan hệ tình cảm giữa đôi bên rạn nứt nên phát sinh chuyện tranh chấp.
 
Phía Nhã Quán cũng đặt ra nhiều nghi vấn về quyền tác giả những mẫu thiết kế áo quan. Cụ thể, trong hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng của Trường Sanh, toàn bộ ảnh chụp, bản vẽ áo quan có các hoa văn, logo, nhãn mác của Nhã Quán. Những kiểu dáng này có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc) và được Nhã Quán du nhập, chế tác thêm. Vì vậy, khi Trường Sanh nộp hồ sơ sang Hoa Kỳ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì bị từ chối vì đây không phải là kiểu dáng mới.
 
Ngoài ra, Công ty Ý Thiên vừa thành lập trước thời điểm tranh chấp khoảng 3 tháng, không có chứng từ cụ thể chứng tỏ thiệt hại nhưng yêu cầu mức bồi thường quá cao (500 triệu đồng).
 
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu - áo giáp thép

Theo HĐXX, Nhã Quán không đăng ký quyền sở hữu KDCN áo quan. Nhã Quán cũng từng ký bản thỏa thuận thừa nhận những kiểu dáng áo quan này do bà Đường sáng tác, là tài sản sở hữu công nghiệp của Trường Sanh và ký hợp đồng chuyển nhượng lại "quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ KDCN". Việc Công ty Nhã Quán sản xuất các mẫu áo quan, tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước, không có nghĩa là KDCN đó thuộc quyền sở hữu của mình. 
 
Trước đó, Nhã Quán đã từng khiếu nại yêu cầu hủy bỏ hiệu lực các bằng độc quyền KDCN của Trường Sanh nhưng Cục Sở hữu trí tuệ không chấp nhận do thiếu chứng cứ.
 
Ngoài ra, tuy trong hồ sơ đăng ký kiểu dáng của Công ty Trường Sanh có thể hiện logo, nhãn hiệu Nhã Quán nhưng chỉ xác lập Nhã Quán là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, còn Trường Sanh vẫn được bảo hộ là chủ sở hữu KDCN. Lẽ ra, khi chụp các hình ảnh KDCN để đăng ký bảo hộ Trường Sanh phải tháo dỡ nhãn hiệu, logo Nhã Quán để tránh nhầm lẫn và gây tranh chấp về sau.
 
Chính vì thế, quyền sở hữu của Ý Thiên vẫn được bảo vệ theo văn bằng được cấp, do vậy có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
 
Bình Minh
TUANDIEP
Tin bài liên quan
Loading...