Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10730
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Báo động thiết bị bảo hộ... "đe dọa" tính mạng người lao động
Hiện nay trên thị trường, tình trạng kinh doanh sản phẩm bảo hộ lao động còn tồn tại nhiều bất cập. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 60% số thiết bị bảo hộ lao động chưa an toàn…
 

Dùng đồ bảo hộ nhưng nơm nớp lo chất lượng

Theo thống kê của Cục An toàn lao động, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2015, trên cả nước đã xảy ra 3.416 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 3.499 người bị nạn, gần 300 người chết. Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người là do người sử dụng lao động chiếm 54,1%, trong đó có việc người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động (BHLĐ) chưa đạt chuẩn. 

Nếu thiết bị BHLĐ được xem như công cụ bảo vệ bảo đảm sức khỏe, tính mạng con người thì vấn đề lựa chọn một nhà phân phối chính hãng và chất lượng phải là yếu tố tiên quyết. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, cuộc chạy đua về giá khiến nhiều nhà đầu tư phân phối các sản phẩm không được kiểm định, đa phần mặt hàng kém chất lượng. Không những vậy, nhiều người tiêu dùng chưa có kiến thức để lựa chọn cho mình một thiết bị BHLĐ chất lượng, phù hợp. Đa số đều dựa theo cảm tính hoặc sự giới thiệu mập mờ của nhà phân phối. 

Trước những con số đáng báo động đó, phóng viên đã khảo sát tại một số cửa hàng bán thiết bị BHLĐ trên đường Yết Kiêu, Nguyễn Du, Lê Duẩn (Hà Nội). Theo khảo sát cho thấy, thị trường thiết bị BHLĐ rất nhiều nhưng nguồn gốc và chất lượng sản phẩm còn rất mập mờ. Không ít những sản phẩm còn không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

Anh Hoàng Văn Lâm, chủ một đại lý kinh doanh thiết bị BHLĐ cho biết: “Mặt hàng BHLĐ chủ yếu vẫn là thiết bị được nhập về từ Trung Quốc, hàng sản xuất tại Việt Nam rất ít. Đa phần là các sản phẩm dành cho ngành công nghiệp, xây dựng. Riêng các mặt hàng về BHLĐ trong nông nghiệp thì rất hiếm, đại lý ít nhập các mặt hàng đó, vì không có người mua”. 

Ông  Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết, các sản phẩm BHLĐ trước khi lưu hành trên thị trường phải được chứng nhận đúng quy chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Tuy nhiên, trên thực tế không ít doanh nghiệp sản xuất sản phẩm BHLĐ đã tiết kiệm chi phí bằng cách ăn bớt nguyên vật liệu, làm gian dối nên sản phẩm tuy có giá thành rẻ nhưng lại thiếu an toàn. 

Việc kiểm tra các sản phẩm bảo hộ chỉ được tiến hành trên một số mặt hàng, số còn lại nhập khẩu tiểu ngạch thường không được kiểm soát. Bên cạnh đó, những sản phẩm của Việt Nam cũng hầu như rất ít được kiểm tra nhưng vẫn bán tự do, nhiều nhất là những sản phẩm như mũ bảo hộ và dây an toàn. 

Về mặt hàng mũ an toàn lao động trong nước hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất, tuy nhiên, phần nhiều đều không đạt tiêu chuẩn, bị vỡ nát, ngoại trừ mũ phục vụ ngành than đạt chất lượng. Mặt hàng dây an toàn vốn được coi là thiết bị bảo hộ cực kỳ tốt, có nhiều tác dụng nhưng thực tế đáng buồn là nhiều loại dây không đủ chất lượng  vẫn được bày bán.  
 
 

Hiện chất lượng thiết bị bảo hộ chưa bảo đảm và vẫn thiếu bảo hộ lao động trong nông nghiệp  

Thiếu nghiêm trọng bảo hộ lao động trong nông nghiệp

Như đã nói trên, các mặt hàng về BHLĐ trong nông nghiệp hiện nay rất hiếm, đại lý ít nhập các mặt hàng đó vì không có người mua. Trong khi đó, theo thống kê của Cục An toàn lao động, so với các ngành khác, lao động trong nông nghiệp là một trong số những đối tượng có nguy cơ mắc TNLĐ cao nhất và đang ở mức báo động, chỉ đứng sau ngành xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ. 

Hiện nay, lao động trong nông nghiệp chiếm khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước, 94% số hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có hướng dẫn mà dùng theo cảm tính, mua và phun tùy tiện; khoảng 70% những người tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật đã có triệu chứng ngộ độc... cho thấy hơn bao giờ hết, an toàn lao động cho người nông dân đang ở tình trạng báo động.

Hiện đa phần người nông dân chưa có ý thức tự giác trong lao động, chủ yếu lao động nhỏ lẻ, không tập trung, tài chính hạn hẹp nên không chú trọng bảo hộ cho mình. Nguyên nhân quan trọng nữa là nhận thức của người dân về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Người nông dân không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, vứt bỏ chai, bao chứa thuốc lung tung ngoài đồng ruộng, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng vượt mức khuyến cáo, phần lớn máy móc, thiết bị nông nghiệp đưa vào sử dụng thiếu các bộ phận che chắn an toàn... là tình trạng phổ biến. 

Để giải quyết vấn đề này, cùng với công tác tuyên truyền để tăng cường an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp, cũng cần có chính sách khuyến khích các nhà sản xuất đồ BHLĐ hướng tới thị trường nông thôn để hình thành ý thức tự bảo vệ mình của người nông dân. 
 
Hoa Nguyễn
Tin bài liên quan
Loading...