Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10687
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Bao giờ khắc phục được “điểm đen” ô nhiễm?
Trở thành “làng tỷ phú” nhờ nghề dệt truyền thống, nhưng vấn đề ô nhiễm ở làng dệt Phương La, xã Thái Phương, huyện  Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đang làm đau đầu của các cơ quan chức ở địa phương.
 
Ô nhiễm vì chất tẩy, nhuộm
 
Phương La, ngôi làng được mệnh danh là làng tỷ phú, đi lên từ dệt vải. Theo số liệu thống kê, hơn 90% hộ trong xã theo nghề dệt vải, song hành với nghề nông. Tuy nhiên, các cơ sở nhuộm vải trên địa bàn chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ, không có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và việc bảo hộ lao động rất sơ sài. Chính vì vậy, hóa chất tẩy nhuộm cứ vô tư xả thẳng ra môi trường, ngấm vào nguồn nước, đồng ruộng của người dân.
 
Ông Nguyễn Xuân Triều ở làng Phương La cho biết: "Tình trạng ô nhiễm ở làng nghề hiện nay rất nghiêm trọng. Cả làng chúng tôi hiện nay chỉ sử dụng nước mưa để sinh hoạt, vì toàn bộ nước giếng khoan đều vàng đục".
 
Kết quả điều tra cho thấy, các cơ sở tẩy nhuộm xả nước thải từ 1000 đến 1.500m3/ngày đêm, hàm lượng chất rắn, sulfua vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam cho phép từ 3 đến 10 lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân. Việc xử lý các cá nhân, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đã kéo dài nhưng vẫn chưa có hồi kết.
 
 
 Các mương thoát nước của làng Phương La luôn đen ngầu sủi bọt do chất tẩy, nhuộm vải.

Ông Phạm Tường Hạnh, công an viên của xã Thái Phương bức xúc: Sau khi UBND xã có những biện pháp cưỡng chế, cắt điện các tổ sản xuất nhỏ, lẻ buộc họ phải dừng sản xuất cho đến khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì bà con lại chuyển sang làm buổi tối để có thể xả trộm nước ra sông ngòi, đồng ruộng.
 
Thực trạng là thế, nhưng chính quyền địa phương vẫn loay hoay  chưa biết phải giải quyết ra sao. Ông Trần Bá Cao, Phó chủ tịch UBND xã Thái Phương cho biết: Tình hình ô nhiễm môi trường ở Phương La từ năm 2007 đến nay là một trong những vấn đề bức xúc của nhân dân và đã gây ra tình trạng mất ổn định chính trị trên địa bàn.
 
Nhà máy xử lý nước thải chậm khởi công
 
Đứng trước thực trạng này, ngày 11-6-2012, UBND tỉnh Thái Bình đã có Quyết định số 1121/ QĐ-UBND phân bổ 10 tỷ đồng cho dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề Phương La từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia. UBND huyện Hưng Hà làm chủ đầu tư. Ngày 16-1-2013, UBND tỉnh tiếp tục phân bổ tiếp 10 tỷ đồng. Theo báo cáo, Dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại làng nghề Phương La nằm trên diện tích 39.935m² với tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng... Nguồn vốn này được trích từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường và ngân sách địa phương. Nguồn vốn được phân bổ từ cuối năm 2012, nhưng cho tới thời điểm này, huyện Hưng Hà mới thông báo thu hồi đất nông nghiệp tại hai thôn Phương La 3 và Xuân La.
 
Lý giải về sự chậm trễ này, ông Trần Bá Cao cho rằng, khó khăn lớn nhất của chính quyền xã hiện nay là tìm địa điểm xây dựng cho phù hợp. UBND xã đã tiến hành họp dân, nhưng đến nay các ý kiến vẫn chưa đồng nhất. Người dân vẫn cho rằng, đền bù thấp nên chưa đồng ý việc giao trả lại ruộng để triển khai dự án.
 
Còn ông Phạm Thành Nhơn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hưng Hà cho biết: Làng nghề dệt đang bị ô nhiễm tương đối nghiêm trọng do công đoạn tẩy và nhuộm. Mức độ ô nhiễm nguồn nước gấp 7 đến 20 lần so với mức bình thường. Huyện đã tích cực đề nghị tỉnh vào cuộc để cải thiện môi trường nơi đây cho nhân dân sinh sống ổn định. Năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã duyệt dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề Phương La. Chúng tôi rất mong đợi công trình này đi vào hoạt động. Một số khó khăn như vị trí đặt, công nghệ xử lý và giải phóng mặt bằng đang được chúng tôi tiếp tục triển khai.
 
Ông Hoàng Văn Ngoạn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình) cho rằng, việc triển khai dự án nhà máy xử lý nước thải bị chậm. Ngoài những nguyên nhân mà các ý kiến trên đã nêu, thì còn một nguyên nhân nữa là nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư cho công trình lớn, ngân sách của địa phương không có nên gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh việc nhanh chóng triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải thì tỉnh cũng đã chỉ đạo địa phương tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ và quyết liệt như đôn đốc di dời các cơ sở sản xuất khỏi khu dân cư để làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
 
Nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường lẽ ra phải được khẩn trương đưa vào sử dụng có hiệu quả, thì nay việc triển khai dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại làng dệt Phương La lại quá chậm. Đề nghị chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, nhân dân thống nhất để nhà máy xử lý nước thải được khởi công, vừa cải thiện ô nhiễm môi trường, doanh nghiệp lại yên tâm sản xuất góp phần phát triển, kinh tế, xã hội địa phương.
 
Bài và ảnh: HUYỀN TRANG
Tin bài liên quan
Loading...