Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10706
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Bảo hộ lao động - Phải đặt ngang tầm sản xuất kinh doanh
AN TOÀN LAO ÐỘNG.- Xây dựng được mối quan hệ trách nhiệm giữa chính quyền và đoàn thể, nhất là tổ chức CÐ để làm tốt công tác tuyên truyền, giúp DN và NLÐ nâng cao nhận thức về công tác BHLÐ
 
Khi phát hiện mố cẩu tại một công trường không đảm bảo an toàn lao động (ATLÐ), công ty quyết định đình chỉ thi công, chấp nhận kéo dài thời gian và tốn kém kinh phí để đảm bảo an toàn tính mạng công nhân”. Ðó là câu chuyện ông Nguyễn Thanh Hà, Thường trực Hội đồng bảo hộ lao động (BHLÐ) Tổng Công ty Ðường sông Miền Nam, “minh họa” tại buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác BHLÐ do LÐLÐ TPHCM tổ chức mới đây.
 

Thành lập hội đồng bảo hộ lao động

Qua khảo sát 199 vụ tai nạn lao động (TNLÐ) chết người xảy ra từ năm 1996 đến nay tại TPHCM của Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật - Bảo hộ lao động, số vụ do người lao động (NLÐ) vi phạm quy định an toàn chiếm tỉ lệ 36,66%; do người sử dụng lao động vi phạm các quy định làm việc an toàn chiếm tỉ lệ 14,57%. Thực trạng trên cho thấy tầm quan trọng của công tác BHLÐ tại cơ sở. Theo các đại biểu, việc thành lập hội đồng BHLÐ là để tăng cường khả năng giám sát, ngăn ngừa TNLÐ. Phó Chủ tịch Công đoàn (CÐ) Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn Phạm Tiến Dũng cho biết:  25/32 doanh nghiệp (DN) thành viên tổng công ty đã thành lập hội đồng BHLÐ, các DN còn lại đều thành lập ban chỉ đạo BHLÐ. Ðồng thời với lập ban chỉ đạo BHLÐ, công tác kiểm tra nhắc nhở được thực hiện dưới nhiều hình thức. Ở Xí nghiệp (XN) Cơ khí Giao thông quận 4, TPHCM: Lập phương án BHLÐ, phân công người phụ trách, theo dõi từng phương tiện sản xuất. Ðều đặn mỗi tuần, bộ phận ATLÐ đến từng phân xưởng để kiểm tra,  nhờ đó năm 2002 đã không xảy ra vụ TNLÐ nào. Công ty Cổ phần Cơ khí Tân Bình nhờ làm tốt công tác kiểm tra để phát hiện nguy cơ TNLÐ và nhắc nhở NLÐ chấp hành nội quy lao động, nên từ 5 vụ TNLÐ trong năm 1998, đến năm 1999 đã không xảy ra vụ nào. DNTN Việt Hưng: Cán bộ BHLÐ thường vào sớm hơn CN 10 phút để khởi động máy. Nếu phát hiện trục trặc phải báo ngay cho quản đốc phân xưởng kiểm tra và tìm cách khắc phục.

Nâng chất hoạt động mạng lưới an toàn - vệ sinh viên

Hiện TPHCM có hơn 16.000 an toàn - vệ sinh viên (AT-VSV) hoạt động tại các DN, cơ sở sản xuất. Ða số AT-VSV đều hoạt động tích cực, góp phần rất lớn vào việc ngăn ngừa, hạn chế các nguy cơ dẫn đến TNLÐ. Nhưng theo các đại biểu, phải quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới AT-VSV, vì đây là hạt nhân ở cơ sở, góp phần ngăn ngừa, hạn chế TNLÐ từ đầu. Thấy được tầm quan trọng của mạng lưới AT-VSV, nhiều DN thường xuyên tổ chức các hội thi để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Tuy nhiên, ở một số DN, hoạt động của mạng lưới AT-VSV chưa cao, nhất là khu vực ngoài quốc doanh.

Ông Trương Văn Nở, cán bộ phụ trách BHLÐ Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn, nêu kinh nghiệm: Biện pháp khả thi nhất là nên tổ chức hoạt động mạng lưới AT-VSV theo các đơn vị là các tổ sản xuất hoặc các tổ công tác. Nếu tổ chia nhiều nhóm sản xuất thì chia AT-VSV theo từng nhóm, chịu trách nhiệm tuyên truyền và vận động mọi người chấp hành. Nhiều ý kiến khác đề cập: AT-VSV phải là người có kinh nghiệm về sử dụng máy móc, có trách nhiệm theo dõi và báo cáo kịp thời những nguy cơ TNLÐ có thể xảy ra. Việc xây dựng, tổ chức tốt mạng lưới AT-VSV phải đi kèm chế độ đãi ngộ thỏa đáng để động viên. Chẳng hạn ở Trường Tiểu học Minh Ðạo, quận 5, TPHCM, mỗi AT-VSV được hưởng phụ cấp 200.000 đồng/người/tháng.

Mối quan hệ trách nhiệm chính quyền và CÐ

Theo nhiều đại biểu, vấn đề mấu chốt công tác của BHLÐ là phải xây dựng được mối quan hệ trách nhiệm giữa chính quyền và đoàn thể, nhất là tổ chức CÐ để làm tốt công tác tuyên truyền, giúp DN và NLÐ nâng cao nhận thức về công tác BHLÐ. Ông Nguyễn Duy Long, Phó Chủ tịch CÐ Sở Giao thông Công chánh TPHCM, nói cán bộ BHLÐ được lựa chọn phải là người chịu khó, có tâm huyết với nghề và được đào tạo bồi dưỡng kiến thức qua trường lớp. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ thống AT-VSV cần được tiến hành một cách căn cơ, phù hợp với đặc điểm ngành nghề thì mới tránh được lãng phí và nâng cao tính hiệu quả. Phó Chủ tịch LÐLÐ TPHCM Mai Ðức Chính cho rằng: Trong bối cảnh lực lượng thanh tra Nhà nước về ATLÐ còn mỏng, yêu cầu đặt ra là CÐ cơ sở cần nêu cao trách nhiệm trong xây dựng, duy trì và đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới AT-VSV để làm nòng cốt cho phong trào quần chúng, làm chỗ dựa và là mạng lưới chân rết cho hệ thống kiểm tra BHLÐ của CÐ.

CÔNG NGUYÊN
Tin bài liên quan
Loading...