Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10706
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Bảo vệ nhà báo: Nói dễ, làm khó!
Quốc hội đang thảo luận về dự án Luật Báo chí (sửa đổi). Trong đó, nhiều đại biểu đề nghị chuyển một khoản ở điều quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo sang điều cấm là “nhà báo được pháp luật bảo hộ lao động trong hoạt động nghề nghiệp, không ai được đe dọa, cản trở nhà báo hoạt động đúng pháp luật”.
 
 
Rõ ràng, nghề báo được xác định là một nghề rất nguy hiểm và nhà báo đang phải đối mặt với không ít hiểm nguy khi tác nghiệp. Thực tế cho thấy nhà báo bị hành hung không phải hiếm. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn, tính từ đầu năm 2015 đến nay.
 
Có thể điểm qua vài vụ việc: Ngày 10-9, nhà báo Phạm Thanh Tàu (Báo Hà Nội Mới) khi tác nghiệp về một vụ tai nạn giao thông ở TP HCM đã bị đánh tại hiện trường, sau đó còn bị đưa về trụ sở công an phường lập biên bản nhưng không hề đề cập vụ bị hành hung. Tiếp đó, ngày 15-9, nhà báo Nguyễn Hoàng Nam (Báo Pháp Luật TP HCM) tác nghiệp tại phiên tòa “Chống người thi hành công vụ” ở khu vực ngoài TAND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An thì bị 2 người mặc đồng phục dân phòng và một người mặc sắc phục công an khống chế để tước máy ảnh, điện thoại rồi đưa lên ô tô chở đi. Đầu tháng 9-2015, nhà báo Nguyễn Ngọc Quang (Phó Phòng Thời sự Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên) trên đường đến cơ quan đã bị 2 đối tượng truy sát, gây thương tích nặng. Còn rất nhiều trường hợp phóng viên các báo bị tấn công hoặc bị cản trở một cách thô bạo khi đang tác nghiệp đúng pháp luật.
 
Thế giới xếp nghề báo là một trong những nghề nguy hiểm nhất. Ở nước ta, Luật Báo chí quy định “không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. Luật là vậy nhưng sao các nhà báo vẫn bị hành hung, thậm chí không ít người trong số họ còn gặp nạn ngay trước mặt lực lượng chức năng nhưng không được bảo vệ kịp thời? Câu trả lời là phải chăng kỷ cương phép nước bị buông lỏng hay các cơ quan hữu trách chưa làm hết trách nhiệm đối với những vụ việc nhà báo bị hành hung, bị ngăn cản tác nghiệp?
 
Các nhà báo từng gặp nạn nói rằng khi bị hành hung thì đau đớn về thể xác đối với họ chỉ một phần, nỗi đau lớn hơn là không được bảo vệ theo đúng nghĩa “thượng tôn pháp luật”.
 
Luật Báo chí của Việt Nam khẳng định quyền của nhà báo là được thông tin trung thực về tình hình đất nước, thế giới phù hợp với lợi ích đất nước, nhân dân. Nhà báo cũng như mọi công dân có quyền đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Như vậy, nhìn từ góc độ pháp lý, các quy định về bảo vệ nhà báo hành nghề hợp pháp được ban hành khá đầy đủ. Điều quan trọng là những quy định này được thực thi thế nào, nghiêm minh ra sao? Nói thì dễ nhưng làm chưa chắc dễ!
 
Lê Trường
Tin bài liên quan
Loading...