Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10558
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Bắt nguồn từ sự chủ quan
Tai nạn lao động xảy ra do công tác bảo hộ lao động chỉ nhằm đối phó và qua mắt thanh tra; bản thân người lao động còn thiếu ý thức thực hiện bảo hộ lao động
 
“Tai nạn lao động không chỉ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe mà người bị tai nạn còn đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, nợ nần, tàn tật, bị bỏ rơi và cửa nát nhà tan”. bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận 3 - TPHCM, nhận xét như vậy tại buổi tọa đàm “Vai trò của Công đoàn (CĐ), doanh nghiệp (DN) trong việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” do LĐLĐ quận 3 tổ chức mới đây.
 
Cả hai phía đều chủ quan
 
Bà Huyền chỉ rõ: Nguyên nhân gây ra tai nạn do chủ DN còn chủ quan, phòng ngừa theo kiểu hình thức, mang tính đối phó. Nhận xét này đã được ông Phan Nguyễn Minh, Giám đốc kỹ thuật Công ty 3M Việt Nam - Khu Công nghệ cao TPHCM, đồng tình. Ông Minh cho biết: “Bộ Luật Lao động quy định DN có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động (BHLĐ) cho người lao động (NLĐ) nhưng ít DN nghiêm túc thực hiện điều này. Trong thực tế, DN thường không cấp phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chất lượng và đủ số lượng cho NLĐ theo từng công việc và môi trường làm việc cụ thể”.
 
 

Thi an toàn - vệ sinh viên giỏi do Công đoàn Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn tổ chức. Ảnh: HỒNG ĐÀO
 
Bên cạnh đó, bản thân NLĐ cũng chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác BHLĐ. Rất nhiều NLĐ, nhất là lao động phổ thông, không tuân thủ nội quy lao động; hời hợt, chủ quan khi làm việc. Là người gắn bó lâu năm với hoạt động CĐ, ông Nguyễn Ngọc Chính, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn, trăn trở: “Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có phần do NLĐ còn kém ý thức. Nhiều công nhân chỉ mang găng tay, khẩu trang, mũ bảo hộ… khi có người đến kiểm tra, sau lúc kiểm tra xong, công nhân lại bỏ các dụng cụ bảo hộ ra với lý do “mang vào vướng víu khó làm việc”.
 
Làm nghiêm thì được
 
Theo ông Lữ Thế Chính, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Thương mại Hữu Nghị, “để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bản thân NLĐ phải tự giác nâng cao ý thức tự bảo vệ. Song song đó, ban chấp hành CĐ, an toàn - vệ sinh viên phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở xử lý nghiêm các vi phạm.

Ông Chính nói: “Ở công ty chúng tôi, nếu sàn nhà có tàn thuốc lá, tổ trưởng phải chịu trách nhiệm và xếp hạng thi đua cuối năm của tổ từ loại A xuống loại B. Nếu việc hút thuốc vẫn lặp lại, tổ đó có thể bị đưa xuống loại C. Nếu NLĐ không tuân thủ việc mặc BHLĐ thì cũng bị lập biên bản. Chính nhờ sự nghiêm túc đó mà tại công ty chúng tôi chưa hề xảy ra tai nạn lao động dù mặt bằng chật hẹp”.

Ông Phan Thanh Vinh, đại diện Công ty  CP Xây dựng Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (quận 3), cũng cho biết thi công xây dựng là ngành nghề có yếu tố rủi ro cao, sơ sẩy là chết. “Ý thức được điều đó, công ty luôn yêu cầu nhà thầu thi công báo cáo phương án an toàn cho từng hạng mục công trình, yêu cầu tư vấn giám sát thẩm định các phương án an toàn đó.
Chúng tôi luôn có đội ngũ kiểm tra các biện pháp an toàn trong quá trình thi công, cương quyết đình chỉ khi nhận thấy có nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn lao động. NLĐ được phân công làm việc trên cao khi sức khỏe bảo đảm, không có bệnh lý về tim mạch”- ông Vinh nhấn mạnh.

Theo bà Đinh Thụy Mỹ Quỳnh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao, văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc đã xuất hiện rất lâu ở các nước công nghiệp phát triển nhưng ở nước ta vẫn còn khá mới mẻ. Bà Quỳnh cho biết: “Nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận mà coi nhẹ an toàn lao động. Công tác bảo hộ chỉ nhằm đối phó và qua mắt thanh tra”.
 
Hồng Đào - Phan Anh
Tin bài liên quan
Loading...