Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10435
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Bệnh nghề nghiệp tăng, người lao động thiệt
Theo kết quả khám và phát hiện trong năm qua tại Hà Nội có khoảng 250 công nhân bị phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp (BNN). Theo Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) thì con số thực tế có thể cao hơn gấp 8-10 lần. 
 
Trong khi đó, có rất nhiều ngành nghề mà người lao động (NLĐ) luôn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp các loại bệnh khá nguy hiểm nhưng không có trong danh mục quy định của Bộ Y tế, khiến quyền lợi của NLĐ đáng lẽ được hưởng theo Luật BHXH chưa được đáp ứng một cách chính đáng. Tại TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 2,8 triệu lao động đang làm việc tại 30.000 DN lớn; 70.000 DN vừa và nhỏ; 3 khu chế xuất, 12 khu công nghiệp với gần 1.000 DN đang hoạt động. Điều đáng nói là có tới 72,23% DN nêu trên có môi trường lao động ẩn chứa nguy cơ mắc các BNN. Các vi phạm như tiếng ồn vượt mẫu 15,96%, bụi vượt mẫu 0,94%...

 
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ góp phần tích cực hạn chế bệnh nghề nghiệp. Ảnh: Bá Hoạt

Một khảo sát mới đây về tình hình ô nhiễm môi trường lao động tại 1.000 cơ sở sản xuất của Viện Nghiên cứu khoa học - kỹ thuật bảo hộ lao động cho thấy, có tới 68% phân xưởng sản xuất bị ô nhiễm nhiệt, 20% ô nhiễm bụi, 17% ô nhiễm hơi khí độc hại… Đặc biệt, có rất nhiều phân xưởng bị ô nhiễm đồng thời từ hai yếu tố trở lên. Công nhân làm việc trong các môi trường độc hại, không an toàn nêu trên dễ mắc các BNN như viêm phổi (40,26%), các bệnh đường tiêu hóa (14,35%), bệnh về cơ, xương, khớp (12%), viêm mũi, viêm xoang… Theo các chuyên gia về sức khỏe lao động và môi trường thì BNN nhiễm dần vào cơ thể NLĐ, đến khi xuất hiện các triệu chứng thì bệnh đã nặng và khó chữa. 
 
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc khám sức khỏe định kỳ với khám BNN là một nên gần như không thể phát hiện BNN để điều trị tích cực. Theo GS.TS Lê Vân Trình, Chủ tịch HĐKH Viện Nghiên cứu khoa học - kỹ thuật bảo hộ lao động, BNN rất nguy hại cho sức khỏe NLĐ, nhưng NLĐ lại kém hiểu biết về vấn đề này nên rất hiếm có trường hợp đòi hỏi chủ DN cho khám BNN. Hoặc họ ngại khám BNN vì sợ ảnh hưởng đến việc làm và cũng hiếm có kiến nghị liên quan đến quyền lợi lẽ ra họ được hưởng. Theo quy định bắt buộc, DN phải thực hiện việc đưa lao động khám sức khỏe định kỳ với chi phí từ 200.000 đồng/người trở lên. Nếu khám các BNN và các bệnh phát sinh khác chi phí sẽ tăng lên nhiều. Như vậy, nếu DN cố tình lờ việc khám sức khỏe định kỳ và BNN theo quy định thì mỗi năm DN có thể "tiết kiệm" được một khoản nên các DN chỉ thực hiện qua loa đại khái. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nay nhưng không được giải quyết một cách triệt để. Mức phạt hành chính với các DN vi phạm cao nhất đến 30 triệu đồng/vụ, nên nhiều DN chấp nhận bị phạt vì những cái lợi từ lỗi vi phạm lớn hơn nhiều. 
 
Vì vậy, các chuyên gia lao động từng đề nghị các cơ quan liên quan lập dự thảo thay đổi mức xử phạt hành chính lên 500 triệu đến 1 tỷ đồng/vụ để răn đe DN cũng chính là bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Bên cạnh đó, rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng liên quan, sự nhắc nhở, thanh kiểm tra kịp thời các DN không thực hiện đúng theo quy định của Luật Lao động.
Tin bài liên quan
Loading...