Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10698
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Bị tù vì để xảy ra tai nạn lao động
Liên tiếp trong 2 tuần vừa qua, TAND TPHCM đã đưa ra xét xử 2 vụ án vi phạm quy định về an toàn lao động để xảy ra tai nạn chết người.
 
Sự việc này là một cảnh báo nghiêm khắc đối với những chủ doanh nghiệp nào còn xem thường việc bảo đảm an toàn cho người lao động...
 
Trong phiên xét xử ngày 25-4, TAND TPHCM đã tuyên phạt Nguyễn Xuân Tùng, Giám đốc DNTN thép Đồng Tâm, quận 7- TPHCM, 2 năm tù cho hưởng án treo vì “vi phạm quy định về an toàn lao động”. Liên tiếp trong 2 tuần vừa qua, TAND TPHCM đã đưa ra xét xử 2 vụ án với cùng nội dung. Cả hai vụ đều gây chết người và lỗi thuộc về người sử dụng lao động.
 
Để xảy ra tai nạn, còn xóa dấu vết
 
Anh Nguyễn Thanh Đông làm việc tại DNTN thép Đồng Tâm do ông Nguyễn Xuân Tùng làm giám đốc. Khoảng 15 giờ ngày 10-1-2003, khi anh Đông đang đứng đón sắt từ máy cán thành phẩm thì bất ngờ sợi dây xích đôi của bộ phận truyền động máy cán bị đứt. Sợi dây văng ra trúng vào người anh Đông làm anh bị vỡ sọ, gãy cổ, gãy nát chỏm xương cánh tay, vỡ xoang sàn... Với đa chấn thương như thế, anh Đông đã chết tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy vào khoảng 18 giờ cùng ngày.
 
Sau khi tai nạn xảy ra, giám đốc Nguyễn Xuân Tùng không khai báo với cơ quan chức năng, không bảo vệ hiện trường mà cho công nhân xóa hết dấu vết. Vật chứng vụ tai nạn là sợi dây xích cũng bị tiêu hủy. Ngày 14-1-2003, Công an quận 7 mới nhận được tin báo để tiến hành điều tra làm rõ. Đoàn điều tra tai nạn lao động của TPHCM đã kiểm tra, xác định trách nhiệm của chủ doanh nghiệp. Sau khi có kết luận về tai nạn, đoàn đã đề nghị khởi tố hình sự đối với ông Nguyễn Xuân Tùng.
 
Treo bảng cảnh báo... trong phòng chủ cơ sở
 
Bà Lê Thị Đức có cơ sở vật liệu xây dựng tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi-TPHCM. Bà thuê anh Trần Văn Thọ lái xe cần trục và chị Nguyễn Thị Tư chăm sóc cây kiểng, nhặt bùn, rác trong cát. Ngày 20-11-2003, anh Thọ đang cẩu cát từ mé sông vào trong thì thấy cát có rác nên đã kêu chị Tư ra nhặt. Trong lúc chị Tư đang nhặt rác thì Thọ vẫn tiếp tục cẩu cát đổ xuống. Chị Tư đã bị cát vùi lấp, chết ngạt.
 
Tại phiên xét xử sơ thẩm, bà Đức khai rằng cơ sở có thông báo cho nhân viên phải tránh xa chỗ cần cẩu làm việc, lỗi là do chị Tư không làm đúng theo thông báo. Tòa hỏi thông báo ra sao, bà Đức trả lời: Có viết “bảng cảnh báo”. Tòa lại hỏi: Bảng cảnh báo treo ở đâu? Câu trả lời là treo trong... phòng làm việc của chủ cơ sở!
 
Rất nhiều sai phạm
 
Điều đáng nói là, khi đoàn điều tra tai nạn lao động của TPHCM làm việc, đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong công tác an toàn lao động tại 2 cơ sở nêu trên. DNTN của ông Tùng có 6 lò luyện và 1 dây chuyền cán nóng thép thanh xây dựng nhưng toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị đều do doanh nghiệp tự lắp đặt, không có hồ sơ nguồn gốc, không được kiểm định về an toàn; bộ phận truyền động không được che chắn, lại hướng về khu vực ra thép thành phẩm - là hướng có nhiều công nhân vận hành máy. Còn tại cơ sở vật liệu xây dựng của bà Lê Thị Đức, người được thuê lái xe cần trục bánh xích không hề có giấy phép điều khiển loại xe này theo quy định...
 
Ông Huỳnh Tấn Dũng, Trưởng Ban Thanh tra Kỹ thuật an toàn- Bảo hộ lao động (Sở LĐ-TB-XH TPHCM), nhìn nhận: Việc kiên quyết điều tra, truy tố và xét xử các vụ án vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn lao động cho thấy các cơ quan chức năng đã mạnh tay hơn trong xử lý những doanh nghiệp xem thường pháp luật về bảo hộ lao động. Đây là một sự cảnh báo cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp.
 
 
Thủy Anh
Tin bài liên quan
Loading...