Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng lượt truy cập: 10437
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Biện pháp nào để phòng ngừa TNLĐ?
Tại một hội nghị gần đây bàn về công tác BHLĐ và vai trò, trách nhiệm của tổ chức CĐ đối với công tác này, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính thừa nhận: Thời gian qua, mặc dù các cấp CĐ trong cả nước đã có nhiều hoạt động thiết thực đẩy mạnh công tác BHLĐ, bảo đảm ATVSLĐ góp phần hạn chế tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp trong CNVCLĐ, tuy nhiên, tình trạng mất ATLĐ vẫn ở mức cao. 
 
Từ những con số báo động...
 
 
 

 
Được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, công nhân xây dựng yên tâm làm việc trên cao.  Ảnh: Thái Hiền
 
Năm 2010, cả nước đã xảy ra 254 vụ TNLĐ, làm 287 người chết. 5 năm qua, mức độ TNLĐ gia tăng 8,9%/năm. TNLĐ chết người chủ yếu tập trung ở những địa phương có nhiều KCN và các doanh nghiệp (DN) xây dựng và khai thác mỏ. Đặc biệt, TNLĐ trong DN ngoài nhà nước tăng từ 26% lên tới 42,4%. Nguyên nhân của thực trạng này, theo ông Mai Đức Chính là do nhận thức của người sử dụng lao động về vai trò của công tác BHLĐ còn yếu kém. Nhiều DN, nhiều công trình xây dựng chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn trong thi công; chủ công trình bán thầu, khoán trắng công tác ATLĐ cho cai thầu. Việc cấp phát, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chưa đúng theo quy định và NLĐ không được huấn luyện về ATVSLĐ... 
 
Thực tế cho thấy, tình hình mất ATLĐ còn do nhiều nguyên nhân khách quan. Ông Trần Đại Khu - Phó Chủ tịch CĐ Viên chức VN cho rằng, TNLĐ còn diễn ra phức tạp là vì người sử dụng lao động vi phạm các quy định về ATVSLĐ có xu hướng gia tăng. Môi trường lao động ô nhiễm về bụi, ồn, rung, nóng, hơi khí độc... còn cao (khoảng từ 25-35%). Trang thiết bị, công nghệ sản xuất của các DN nhìn chung lạc hậu so với thế giới từ 15-30 năm. Tỷ lệ cơ khí hóa, tự động hóa chỉ đạt dưới 10%... 
 
Ông Đỗ Đình Hiền, Chủ tịch CĐ Than - Khoáng sản VN cho biết, ở ngành này, do đặc thù ngành nghề lao động nặng nhọc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, trong khi đó, NLĐ không ý thức được việc tự bảo đảm ATLĐ cho mình và người làm việc xung quanh, nên vô tình hoặc cố tình vi phạm các quy trình, biện pháp an toàn, dẫn đến mất ATLĐ. Thiếu sự kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước và chế tài xử phạt chưa đủ mạnh cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng người sử dụng LĐ và NLĐ cố ý không chấp hành... 
 
Ông Ngô Văn Tuyến, Trưởng ban Kinh tế Chính sách pháp luật lao động của LĐLĐ TP Hà Nội cũng nêu, mỗi năm, LĐLĐ TP phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức hàng trăm cuộc kiểm tra việc thực hiện công tác BHLĐ ở cơ sở, đồng thời tuyên truyền sâu rộng về ATLĐ, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Ban Bảo hộ lao động TP cũng tổ chức huấn luyện về công tác này mỗi năm một lần cho chủ tịch, phó chủ tịch và cán bộ theo dõi BHLĐ của CĐ cấp trên cơ sở. Tuy vậy, tình hình mất ATLĐ vẫn chưa được cải thiện. Nguyên nhân chính vẫn là do ý thức của người sử dụng lao động và NLĐ còn thấp...
 
Biện pháp nào để phòng ngừa TNLĐ?
 
Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện cả nước có hơn 45 triệu NLĐ; trong đó, số NLĐ chưa qua đào tạo, thiếu ý thức và tác phong công nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Trên thực tế, Chương trình Mục tiêu quốc gia về BHLĐ, an toàn, vệ sinh lao động do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã được thực hiện suốt 4 năm qua, với hàng loạt mục tiêu cụ thể như giảm số vụ TNLĐ nghiêm trọng, chết người (bình quân giảm 5% tần suất TNLĐ trong các ngành nghề có nguy cơ cao như khai khoáng, xây dựng, điện); 100% NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được điều trị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng; trên 80% người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và cán bộ được huấn luyện về ATVSLĐ... Nhưng đến nay chưa đạt được mục tiêu nào nêu trên vì chưa có chế tài cụ thể ràng buộc DN với công tác ATLĐ. 
 
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó Chủ tịch CĐ ngành xây dựng Hà Nội cho biết, để tăng cường kiểm soát công tác BHLĐ ở cơ sở, nhiều khi CĐ ngành phải "vượt rào", tự xâm nhập thực tế để nắm bắt, giám sát, đôn đốc nhắc nhở thực hiện BHLĐ từ lãnh đạo DN cho đến từng NLĐ trong các phân xưởng sản xuất. Việc này gặp rất nhiều khó khăn, nhưng không làm thì nhiều vi phạm sẽ bị "bỏ qua" - ông Hùng nói. 
 
Theo bà Đỗ Thị Thúy Nguyệt, Phó Cục trưởng Cục ATLĐ, cơ quan này đang tiếp tục đưa các mục tiêu kiểm soát và cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc vào Chương trình quốc gia về BHLĐ giai đoạn 2011-2015. Đồng thời, hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các địa phương cũng sẽ được tăng cường ở các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là những DN hoạt động trong các lĩnh vực "nóng" về mất ATLĐ như xây dựng, điện, khai thác khoáng sản.
 
Đây là một tín hiệu vui đối với những người làm công tác BHLĐ. Song để thực sự có hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho NLĐ và để công tác BHLĐ được thực hiện nghiêm túc, các cấp, các ngành cần quyết liệt hơn. Đặc biệt, các cấp CĐ cần năng động, sáng tạo, có biện pháp phù hợp, nhằm ngăn chặn nguy cơ mất an toàn để bảo vệ NLĐ...
 
Tin bài liên quan
Loading...