Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10718
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Bình Dương: Các lò gạch Hoffman còn hoạt động là lỗi của địa phương
Sáng 19/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã đi khảo sát một số cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ Hoffman và làm việc với UBND tỉnh Bình Dương về lò Hoffman.
 
 
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khảo sát một số cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ Hoffman tại P.Bình Khánh, Tx.Tân Uyên, Bình Dương.
 
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, thời gian qua Bình Dương đã có lộ trình chấm dứt hoạt động của lò gạch Hoffman là hợp tình hợp lý và đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do chính quyền cơ sở quản lý lỏng lẻo nên đến nay vẫn chưa chấm dứt được hoạt động của một số lò gạch Hoffman gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến khiếu kiện.
 
Bên cạnh đó, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030 thì người dân lại hiểu sai. Quyết định quy định chậm nhất đến năm 2016 phải chấm dứt hoạt động của lò gạch thủ công, lò vòng cải tiến theo công nghệ lạc hậu.
 
Làm việc với UBND tỉnh Bình Dương, Thứ trưởng biểu dương Bình Dương là một trong những tỉnh thành thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Chính phủ và Bộ Xây dựng về hạn chế tiến tới chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung. “Bình Dương đã làm tốt và làm rất sớm theo Quyết định 456 của Thủ tướng Chính phủ ngay từ năm 2010 và đã có lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch sản xuất theo công nghệ thủ công, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Theo lộ trình của Bình Dương là đúng pháp luật và đã tạo điều kiện cho các cơ sở thu hồi vốn đầu tư.
 
Qua kiểm tra 3 cơ sở sản xuất gạch Hoffman tại P.Bình Khánh, Tx.Tân Uyên cho thấy các lò này hoạt động không giấy phép và không phù hợp với quy hoạch sản xuất VLXD của tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, người lao động còn không có hợp đồng, không có bảo hộ lao động, các điều kiện an toàn lao động không có như: găng tay, khẩu trang, nón bảo hộ… Bên cạnh đó, Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Chính phủ quy định là chậm nhất đến năm 2016 phải chấm dứt lò thủ công lò vòng cải tiến gây ô nhiễm môi trường, chứ không phải là đến năm 2016, đồng thời khuyến khích các tỉnh thành hoàn thành trước thời điển này.” Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh.
 
 
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam biểu dương Bình Dương đã thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về việc chấm dứt hoạt động của lò gạch sản xuất theo công nghệ Hoffman, lò đứng liên tục.
 
Ông Nguyễn Thành Tài - Giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương cho biết: Lộ trình chấm dứt hoạt động đối với lò Hoffmantrên địa bàn tỉnh Bình Dương vào 30/6/2014, sau 02 lần gia hạn (kéo dài 04 năm kể từ năm 2010). Nhưng đến ngày 17/9/2014 mới có 30/114 cơ sở doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, chiếm tỷ lệ 26% và vẫn còn hoạt động 84/114, chiếm tỉ lệ 74%. “Sau khi có chủ trương chấm dứt hoạt động năm 2012, nhiều cơ sở sản xuất gạch Hoffman đã kiến nghị, phản ánh đến Bộ Xây dựng. Và Bộ Xây dựng đã cử đoàn công tác đi khảo sát thực tế, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và nhận xét: các lò gạch Hoffman đầu tư không phép, sai phép (giấy phép đầu tư là lò nung theo công nghệ Tuynel nhưng lại đầu tư lò Hoffman), các lò gạch xây dựng gần khu dân cư và khu nông nghiệp, khu trồng cây công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đối với người dân và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, về công nghệ các nhà máy đã đảm bảo công đoạn gia công tạo hình, nhưng việc ra vào lò hoàn toàn làm bằng thủ công trong môi trường nóng, bụi không đảm bảo sức khỏe cho người lao động… Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các cơ sở thu hồi vốn và chuyển đổi ngành nghề nên Bộ Xây dựng đã đồng ý với kiến nghị của UBND tỉnh Bình Dương cho phép đến 30/6/2014”, ông Tài thông tin.
 
 
Công nhân sản xuất gạch tại lò Hoffman P.Bình Khánh, Tx.Tân Uyên, Bình Dương không trang bị thiết bị bảo hộ lao động.
 
Tính đến ngày 10/6/2014 đã có 105/107 cơ sở sản xuất gạch Hoffman ngừng hoạt động, ký bản cam kết và niêm phong lò. Nhưng sau khi có Quyết định số 1469/QĐ-TTg của Chính phủ thì các cơ sở, doanh nghiệp đã tự ý tháo niêm phong hoạt động trở lại sau ngày 30/8/2014. Bởi họ cho rằng Chính phủ đã điều chỉnh cho phép đến năm 2016 mới phải dừng hoạt động. Điều này là do các cơ sở hiểu sai, gây khó khăn cho chính quyền và cơ quan nhà nước thực hiện theo đúng chủ trương chính sách của Chính phủ.
 
 

 
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đi kiểm tra một số cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ Hoffman tại P.Bình Khánh, Tx.Tân Uyên, Bình Dương.
 
“Thực tế trên địa bàn tỉnh hiện đang có 54 lò gạch Tuynel với tổng công suất thiết kế 1,62 tỷ viên, cao hơn gấp đôi so với định hướng Tổng công suất thiết kế gạch nung cho cả vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020. Nên sau khi xử lý các lò gạch Hoffman chấm dứt hoạt động, tỉnh Bình Dương phải tiếp tục xây dựng lộ trình giảm dần sản xuất gạch đất sét nung bằng lò Tuynel và phát triển sản xuất vật liệu xây không nung”, ông Tài nhấn mạnh.
 
Cao Cường
Tin bài liên quan
Loading...