Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10307
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
“Bỏ quên” lao động tại doanh nghiệp nhỏ
Tuần lễ An toàn vệ sinh lao động lần thứ 15 với chủ đề: "Tăng cường văn hóa an toàn lao động (ATLĐ) và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc" đã chính thức được khởi động. Các panô, áp phích, khẩu hiệu tràn ngập khắp nơi. Thế nhưng với không ít người lao động (NLĐ) ở những doanh nghiệp nhỏ thì "văn hóa" ATLĐ vẫn là một khái niệm rất mơ hồ.
 
Làm "cho có"
 
Để tuần lễ thực sự đi vào đời sống, góp phần thay đổi nhận thức của NLĐ về TNLĐ, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về ATVSLĐ và các chế độ bảo hộ lao động; đồng thời tăng cường tuyên truyền về văn hóa ATLĐ và các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc, nhằm kêu gọi người sử dụng lao động và NLĐ cùng nhau chung sức thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và phòng, chống cháy nổ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lao động tự do, di cư và trong các DN nhỏ dường như vẫn nằm ngoài cuộc.
 
  
 
Sử dụng thiết bị bảo hộ góp phần giảm rủi ro có thể xảy ra đối với người lao động trong quá trình sản xuất. Ảnh: Hải Anh
 
Khi được hỏi về văn hóa ATLĐ, nhiều công nhân cho rằng, việc sử dụng đồ bảo hộ lao động chỉ gây khó chịu, gò bó trong quá trình làm việc. Đáng chú ý, nhiều lao động sợ đi khám bệnh nghề nghiệp vì nếu có bệnh sẽ phải nghỉ việc hoặc chuyển sang một vị trí có thu nhập thấp hơn. Giám đốc một công ty thiết bị ánh sáng cho biết, “Tất cả các quy định về ATLĐ đều nắm rõ nhưng đa phần công nhân còn trẻ, việc bắt họ đội mũ rất khó. Sợ mất nhân công và một phần do ngại chi phí lớn cho việc đầu tư, trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, PCCN nên việc thực thi các quy định về ATVSLĐ - PCCN, công ty thường thực hiện theo kiểu "cho có"”. 
 
Đây là tình trạng chung của nhiều DN nhỏ. Một đại diện đoàn kiểm tra ATVSLĐ-PCCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận định: "Việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ trong các loại hình DN có sự khác biệt. Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực có yêu cầu cao về an toàn như dầu khí, điện, sản xuất thép, việc đầu tư của DN như nhận thức của NLĐ về an toàn tốt hơn. Các DN hoạt động trong lĩnh vực lao động giản đơn, như may mặc, chế biến nông sản, thủy sản, xây dựng vốn sử dụng LĐ phổ thông, nhìn chung nhận thức cũng như ý thức chấp hành của cả người sử dụng lao động và NLĐ đều kém hơn".
 
Giải pháp nào để nâng cao nhận thức?
 
Không thể phủ nhận vai trò của các DN vừa và nhỏ hiện nay trong tạo việc làm và thu nhập cho NLĐ. Tuy nhiên, việc bảo đảm điều kiện lao động tại các DN này rất đáng lo ngại. Theo nhiều khảo sát, nghiên cứu, hóa chất độc hại, môi trường làm việc không an toàn… đang là những gánh nặng đè lên đời sống, bào mòn sức khỏe của nhiều NLĐ tại DN nhỏ và vừa. 
 
ATVSLĐ là chính sách kinh tế - xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ưu tiên quan tâm trong chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với đó, các hoạt động hợp tác quốc tế về ATVSLĐ do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức cho thấy các cơ quan liên quan đã và đang tích cực tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác ATVSLĐ của Việt Nam. Song mọi nỗ lực của các cơ quan, ban, ngành đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả. Bằng chứng là số người chết vì TNLĐ ngày một tăng cao. 
 
Đại diện Bộ LĐ-TB&XH thừa nhận, các chế tài cũng như quy định về luật nhằm bảo đảm ATVSLĐ là khá đầy đủ nhưng việc triển khai vẫn còn nhiều lỗ hổng. Việc kiểm tra, xử lý và tuyên truyền về ATVSLĐ do nhiều bộ, ngành, địa phương quản lý nhưng lâu nay mọi việc đều dồn cho cán bộ ngành LĐ-TB&XH. Các cuộc kiểm tra thường do thanh tra Bộ thực hiện, trong khi đó lực lượng này chỉ có vài chục nhân lực. Lực lượng mỏng này phải mất 40 năm mới thanh tra hết một vòng doanh nghiệp...
Tin bài liên quan
Loading...