Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng lượt truy cập: 10685
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Các nước giàu phá hoại thương mại tự do
Francois Bourguignon, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), đã khẳng định rằng chế độ bảo hộ lao động mậu dịch của các nước giàu đang “phá hoại” các nỗ lực của những nước nghèo trong việc tự do hóa thương mại nông sản. Đây được xem là lời công kích mới nhất từ WB đối với các khoản trợ giá dành cho nông dân ở Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) - các đại gia thương mại chính của thế giới.
 
 
Trong một báo cáo được đưa ra hôm 10-1, ông Bourguignon kêu gọi EU phải cải cách sâu rộng Chính sách Nông nghiệp chung (CAP) của khối này khi nó đến hạn năm 2006 và kêu gọi chính quyền Bush sửa Luật Nông sản Mỹ khi nó đến hạn năm 2007. Theo báo cáo này, nếu không mở cửa các thị trường, các nước giàu sẽ tăng thặng dư mậu dịch nông sản và làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói ở các nước đang phát triển.
 
Nông nghiệp là một ngành quan trọng, giúp nuôi sống 70% dân số nông thôn của các nước đang phát triển. Báo cáo của ông Bourguignon cho thấy rằng kể từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, các nước đang phát triển đã tăng đáng kể sản lượng và trong vòng 1 thập kỷ qua đã giảm thuế đánh trên nông sản từ 30% xuống còn 18%. Những sự mất giá tiền tệ và các thay đổi thuế khóa khác cũng gây thiệt hại cho các nước đang phát triển.
 
Tuy nhiên, theo WB, các chính phủ ở Bắc Mỹ và châu Âu vẫn đưa ra các khoản trợ giá khổng lồ. Trong ngành bông vải trị giá 20 tỉ USD/năm của thế giới, các nhà sản xuất châu Âu nhận được 3,7 tỉ USD trợ giá chính thức và các đồng nghiệp của họ ở Mỹ nhận được 1 tỉ USD, trong giai đoạn 2001-2002. Báo cáo của WB cho rằng nếu các khoản trợ giá ở Mỹ được bãi bỏ, những người trồng bông ở Trung và Tây châu Phi sẽ nhận được thêm 250 triệu USD hoa lợi mỗi năm. Ngoài ra, dù đã đạt được thỏa thuận về các biện pháp thương mại tự do trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay về thương mại toàn cầu, từ năm 2000 đến năm 2002, các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cung cấp các khoản trợ giá trị giá 230 tỉ USD cho nông dân của họ, chiếm 46% giá trị sản xuất nông sản trong toàn khối.
 
“Nếu những bức tường bảo hộ không bị kéo xuống” - ông Bourguignon nói - “chúng sẽ làm tổn hại cố gắng của các nước nghèo gia tăng xuất khẩu và tăng thu nhập ở khu vực nông thôn”. Chuyên gia kinh tế trưởng của WB cũng cảnh báo các hạn chế từ Mỹ và châu Âu thậm chí có thể khuyến khích thêm hành động bảo hộ mậu dịch. Theo WB, việc bảo hộ nông dân và các nhà chế biến nông sản của các nước công nghiệp phát triển là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ các cuộc đàm phán tại Cancun, Mexico, năm 2003, và hiện vẫn là trở ngại lớn nhất đối với việc đạt được một thỏa thuận mở cửa thị trường mà WB ước tính có thể góp thêm 500 tỉ USD vào nền kinh tế thế giới.
 
Trùng Quang (Theo CNA, Bloomberg)
Tin bài liên quan
Loading...