Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10532
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Cách phòng chống kiến ba khoang bạn nên biết
Thời gian gần đây, kiến ba khoang xuất hiện tại một số khu dân cư khiến nhiều người dân lo lắng. Dưới đây là một số cách phòng chống loại côn trùng này này vừa được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo.
 
Theo Thông tin do Cục Y tế Dự phòng đưa ra, được lấy từ Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM, kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes . Thực ra nó không phải là con kiến nhưng vì hình dạng giống như kiến nên gọi là kiến ba khoang, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong,...
 
Kiến ba khoang phân bố rộng khắp thế giới. Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng. Kiến ba khoang thường tìm thấy trên các ruộng lúa, môi trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố, nơi có cỏ mọc xung quanh. Trong mùa mưa, bão, lũ lụt loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ thì vào ban đêm, kiến ba khoang theo côn trùng khác, theo ánh đèn bay vào nhà. Khi bất thường, nó tăng kích thước phần bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp, chúng cũng có thể bay và chạy nhanh trên nước.
 
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây kiến ba khoang thường xuất hiện ở các khu dân cư tại Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… nơi gần với cánh đồng lúa. Loài này thường xuất hiện vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa, với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm. 
 
Năm 2011, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, kiến ba khoang đã xâm nhập gây hoang mang cho bệnh nhân và cán bộ bệnh viện, qua nhiều lần xử lý của các cá nhân đơn vị kinh doanh dịch vụ diệt côn trùng nhưng không đạt kết quả, sau đó Viện Sốt rét – Ký sinh trùng-Côn trùng TP. HCM xử lý mới có kết quả.
 
Đặc biệt từ tháng 9/2015 đến 10/2015 nhiều vụ kiến ba khoang xâm nhập nơi ở của người dân.


 
Kiến ba khoảng (nguồn: Internet)
 
Cụ thể, ngày 9/10, các hộ dân ngụ ở tòa chung cư N03, khu tái định cư Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội phản ánh tình trạng kiến ba khoang vào nhà thường xuyên trong những ngày gần đây. Có hộ dân mỗi tối bắt và diệt từ 10 - 20 con kiến.
 
Trước đó, tháng 9/2015, tại Đại học Quốc gia TP.HCM (P. Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM), có 294 sinh viên bị bỏng da dokiến ba khoang; từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10/2015 đã có 630 lượt các phòng trong KTX phát hiện loại kiến này.
 
Nhiều ngày qua, tại BV đa khoa TP.Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) kiến ba khoang xâm nhập, gây tổn thương da bệnh nhân và người nhà. Kiến ba khoang xuất hiện rất nhiều trong BV và hầu như khoa phòng nào cũng có.
 
Ngoài kiến ba khoang còn có loài bọ cánh cứng khác. Các loài côn trùng này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của chúng có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó... Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan tỏa
 
Biểu hiện viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang thì thường xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, lưng, tay, chân,... Kiến có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Ban đầu người bệnh thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6 - 12 giờ, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1 - 5mm, 1 đến 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này thấy cảm giác đau, rát càng tăng. Có thể kèm theo sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tay bị dính chất độc khi đập kiến, chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt, 2, 3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm da sẽ tiến triển sang dạng loét. Các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo động tác khi ta đập, giết và chà xát kiến trên da. Cũng có ít trường hợp chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa, lặn sau 3 - 5 ngày, không thành phỏng.
 
Dưới đây là một số cách phòng chống kiến ba khoang:
 
Nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.
 
Ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách:
 
+ Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào.
 
+ Nên ngủ trong màn.
 
+ Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài này.
Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng.
 
Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.
 
Nếu đã tiếp xúc với kiến ba khoang hoặc nghi ngờ là đã tiếp xúc với chúng, nên thực hiện một số bước sau:
 
+ Nếu có một con kiến ba khoang đang bò trên người bạn, hãy lấy nó ra khỏi người bằng cách thổi hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với loài côn trùng này.
 
+ Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc.
 
+ Đến cơ sở y tế để báo và thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
 
Xử lý kiến ba khoang
 
Có 4 loại thuốc trừ sâu được sử dụng để diệt kiến ba khoang (Deltamethrin, Fipronil, Fenitrothion và Imidacloprid) phun tồn lưu trên tường vách, sàn nhà và vật dụng là ba chất khác nhau (gạch, gỗ dán, và vật liệu khác). Hiệu quả tiêu diệt kiến 3 khoang như sau: Deltamethrin > Imidacloprid > Fipronil > Fenitrothion. Mặc dù Deltamethrin cho thấy khả năng gây chết nhanh nhưng tỷ lệ kiến ba khoang hồi phục sau 48 giờ là 25% trên nền gạch và gỗ dán là 80%. Ngược lại, Fipronil khả năng gây chết chậm nhưng có hơn 80% kiến ba khoang chết sau 4 tuần xử lý trên nền gạch và dán gỗ. Imidacloprid tỷ lệ gây chết cao (gần như 100%) sau 48 giờ xử lý, nhưng chỉ trên nền gạch.
 
Trong số bốn loại hoá chất trừ sâu được thử nghiệm, Fenitrothion là hiệu quả thấp nhất nhất vì tỷ lệ gây chết thấp hoặc không khả năng làm kiến ba khoang chết.
 
Tin bài liên quan
Loading...