Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 12341
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Cải thiện điều kiện làm việc, giảm tỷ lệ mắc bệnh
Những năm qua, công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp (PCBNN) trong toàn quân có chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, nhìn lại nguyên nhân dẫn đến số người mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) và các trường hợp tai nạn lao động (TNLĐ) năm qua phần lớn vẫn do vi phạm quy trình an toàn và điều kiện môi trường chưa được cải thiện.

Số người mắc bệnh nghề nghiệp toàn quân giảm 
 
Đánh giá kết quả công tác PCBNN năm 2017 của Ban chỉ đạo PCBNN Bộ Quốc phòng,cho thấy: Năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí cũng như nhân lực, nhưng công tác PCBNN trong toàn quân đã được cấp ủy, người chỉ huy và cơ quan chức năng các cấp quan tâm, thực hiện hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, người lao động (NLĐ) đã quán triệt, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), PCBNN. Các đơn vị triển khai nhiều biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc. Nhận thức và ý thức của NLĐ được nâng lên, công tác bảo vệ sức khỏe được quan tâm, chăm lo ngày một tốt hơn.
 
Minh chứng về kết quả trên, Đại tá Nguyễn Chính Phong, Trưởng phòng Vệ sinh phòng dịch, Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần) cho biết: "So với năm 2016, số người mắc BNN trong toàn quân giảm hơn 2,2 lần; số vụ TNLĐ giảm 1,5 lần, số người chết và bị thương cũng giảm hơn 2 lần".




Ảnh minh họa. Nguồn: qdnd.vn

Để có được kết quả trên là do các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã chú trọng kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của ban chỉ đạo PCBNN, duy trì tốt hoạt động của hội đồng ATVSLĐ. Hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh với nội dung, hình thức đa đạng, phong phú, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức các cuộc diễn tập, hội thao, hội thi tìm hiểu về ATVSLĐ, phòng, chống cháy nổ... Công tác quan trắc môi trường lao động; khám, giám định BNN cho NLĐ thu được những kết quả đáng ghi nhận. Nhiều đơn vị đã khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng môi trường lao động bằng những biện pháp, như: Cải tạo nhà xưởng, đổi mới công nghệ, huấn luyện, giáo dục nâng cao nhận thức NLĐ…
 
Xác định rõ nguyên nhân hạn chế
 
Đại tá Nguyễn Chính Phong cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm, như: Việc cập nhật các quy định mới của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về công tác ATVSLĐ và PCBNN của nhiều đơn vị chưa đầy đủ. Kế hoạch quan trắc môi trường, khám, chữa BNN ở một số đơn vị còn thiếu cụ thể. Cá biệt, không ít đơn vị chưa thực hiện việc quan trắc nên thiếu các biện pháp phòng ngừa BNN và giảm thiểu các nguy cơ gây TNLĐ. Chỉ tính riêng những đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường lao động đã cho kết quả: Với gần 23.700 mẫu môi trường các loại thì vẫn còn 4.700 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, chiếm gần 20%. Trong đó, các yếu tố có số mẫu cao không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, như: Tiếng ồn (chiếm 40,5%); nhiệt độ (chiếm 33,7%); chiếu sáng (chiếm 26,8%); độ ẩm (chiếm 24,6%). Mặt khác, so với năm 2016, số đơn vị được khảo sát môi trường và số lượng mẫu đo đều giảm, lần lượt là 1,8 đến 2,4 lần. Trong khi đó, nhìn chung, chưa có nhiều đơn vị cải thiện được môi trường làm việc; việc đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến còn hạn chế…
 
Dẫn chứng thêm về tồn tại này, Đại tá Hán Văn Nhuận, Phó trưởng phòng An toàn, bảo hộ lao động (Tổng cục Kỹ thuật) cho biết: "Thống kê các vụ tai nạn lao động hoặc mất an toàn trong toàn quân, nguyên nhân chủ yếu vẫn do vi phạm quy trình, biện pháp lao động và điều kiện an toàn lao động. Đây là những thực tế cần nghiêm túc phân tích, đánh giá để có các giải pháp khắc phục kịp thời".
 
Triển khai nhiều giải pháp PCBNN
 
Nhằm kéo giảm BNN trong quân đội năm 2018 và những năm tiếp theo, Đại tá Nguyễn Xuân Kiên, Phó Cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần cho rằng: Trên cơ sở những phân tích, đánh giá về công tác PCBNN năm 2017, từng cơ quan, đơn vị cần nhìn nhận thấu đáo để có các giải pháp PCBNN toàn diện, hiệu quả. Nhiệm vụ này cần sự quan tâm, vào cuộc đồng bộ của lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tới cơ các cơ sở và từng cán bộ, chiến sĩ, NLĐ, tránh việc “khoán” công tác PCBNN cho cơ quan quân y các cấp.
 
Một trong những giải pháp cấp thiết hiện nay là tổ chức quan trắc môi trường lao động, kịp thời phát hiện các yếu tố, nguy cơ tác động đến sức khỏe, tính mạng con người để có giải pháp khắc phục. Đề cập về vấn đề này, Đại tá Trần Thành Công, Phó Cục trưởng Cục Khoa học quân sự kiến nghị: "Ngoài việc các cơ quan, đơn vị thực hiện quan trắc môi trường, chủ động cải thiện điều kiện làm việc thì các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế. Quá trình thực hiện cần có kế hoạch khoa học, xác định các đơn vị, các ngành, nghề tiềm ẩn nhiều yếu tố dẫn đến BNN và nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn cao, đề ra các giải pháp khắc phục.
 
Thực tế hiện nay, kinh phí đầu tư cho các hoạt động PCBNN còn hạn hẹp, chưa thành định mức nhất định. Trong quân đội, nhiều kho, trạm, nhà xưởng xây dựng lâu năm chật hẹp, máy móc thiết bị thuộc thế hệ cũ, xuống cấp nên phát sinh nhiều yếu tố độc hại. Trong khi đó nguồn vốn đầu tư công nghệ sản xuất theo hướng sạch, hiện đại, tự động hóa còn hạn chế. Định mức bao ho lao dong còn thấp so với nhu cầu thực tế, các phương tiện bảo hộ cá nhân chưa chuyên sâu, thiếu đồng bộ… Do đó, các cơ quan, đơn vị phải hạch toán, từng bước đầu tư đồng bộ để cải thiện môi trường lao động. Chú trọng cập nhật, phổ biến kịp thời các quy định của Nhà nước về PCBNN và công tác ATVSLĐ đến các đối tượng, nhất là NLĐ trực tiếp. Tập trung nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, huấn luyện mới và huấn luyện lại về ATVSLĐ cho các đối tượng. Rà soát, tổng hợp, đề xuất Bộ Quốc phòng cải tạo, nâng cấp nhà xưởng, đổi mới công nghệ sản xuất, cải thiện môi trường làm việc, PCBNN và mất an toàn cho cán bộ, chiến sĩ, NLĐ…
 
TIẾN ĐẠT
 
Tin bài liên quan
Loading...