Cần đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động cho NLĐ và người sử dụng LĐ
Những lĩnh vực, ngành nghề tái diễn tình trạng xảy ra nhiều TNLĐ chết người là: Khai thác than - khoáng sản và đá, xây dựng, cơ khí, thi công vận hành sửa chữa điện...
Các nguyên nhân dẫn đến gia tăng TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến việc do chủ DN không bố trí NLĐ có tay nghề làm việc hoặc làm việc không đúng chuyên môn; bố trí NLĐ không đủ sức khỏe vào làm việc; không kiểm tra giám sát ATLĐ chặt chẽ; mặt bằng nhà xưởng làm việc không hợp lý (chiếm tỉ lệ 9,92%); NLĐ chưa được huấn luyện an toàn hoặc huấn luyện chưa đầy đủ (chiếm 5,79%), NLĐ không được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, hoặc NLĐ không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân (chiếm 4,54%).
Để phòng ngừa TNLĐ, bảo vệ tính mạng, sức khỏe NLĐ tại nơi làm việc nên tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ - PCCN; huấn luyện BHLĐ, PCCC và bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chính sách chế độ của Nhà nước về ATVSLĐ cho tất cả các đối tượng từ CNLĐ trực tiếp đến người sử dụng LĐ...
Công đoàn các cấp phải chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm để tập huấn cho cán bộ CĐ làm công tác BHLĐ và lực lượng ATVSV những kiến thức, cơ sở pháp lý để CĐ tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ, những nội dung cụ thể về BHLĐ mà CĐCS thay mặt NLĐ ký TƯLĐTT với người sử dụng LĐ.
Các cán bộ CĐCS phải được trang bị những kiến thức cơ bản về ATVSLĐ để có đủ năng lực kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATVSLĐ trong đơn vị; phải đào tạo những cán bộ CĐ chuyên trách về BHLĐ trở thành những “giáo viên” thực thụ để truyền thụ những kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác ATVSLĐ - PCCN ở từng đơn vị, DN, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực công tác
bảo hộ lao động cho cả NLĐ và người sử dụng LĐ.
Kiên Hưng