Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10648
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Cần đẩy mạnh giáo dục ý thức người lao động
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ), hiện nhiều thị trường XKLĐ đang có biến động theo chiều hướng bất lợi. Do đó, tạo nguồn và tuyển dụng lao động trong nước đi làm việc ở nước ngoài không dễ...
 
Phát triển thị trường - Nhiều khó khăn 
 
Đầu tháng 7 vừa qua, gần 1.300 lao động Việt Nam (LĐVN) đang làm việc cho Công ty EGSS (quản lý lao động vệ sĩ) tại Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), bất ngờ nhận được thông báo phải về nước từ ngày1-8. Tính đến tháng 8-2015, có 1.286 lao động chưa kết thúc hợp đồng 3 năm; trong đó có 82 lao động làm việc dưới 1,5 năm; 391 lao động làm việc từ 1,5 năm đến dưới 2 năm và 813 lao động làm việc từ 2 năm đến dưới 3 năm. 
 
 
 
Trước đó, đã từng có những sự việc đáng tiếc liên quan LĐVN và năm 2014, phía UAE có thông tin sẽ dừng tiếp nhận lao động vệ sĩ Việt Nam. Ngay sau đó, Bộ LĐ-TB&XH đã có nhiều chương trình làm việc để tiếp tục đưa LĐVN sang nước này nhưng đến nay, vẫn chưa có trả lời chính thức từ UAE. Trong khi có nhiều thông tin không tốt liên quan LĐVN, nhiều lao động lại tiếp tục gây rối, đánh người khiến Công ty EGSS tiến hành làm thủ tục về nước đối với gần 1.300 lao động đang làm việc tại nước này. Trước những diễn biến tiêu cực trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã làm việc với đại diện của Tập đoàn IGG về các chế độ liên quan đối với NLĐ theo pháp luật lao động của UAE, đặc biệt là xem xét bồi thường tiền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cho những lao động chưa đủ 3 năm hợp đồng. Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Ban Quản lý lao động và cơ quan ngoại giao Việt Nam có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời những lao động gây rối do bức xúc về việc chấm dứt hợp đồng lao động sớm cũng như việc chi trả các chế độ bồi thường. 
 
Tuy được hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước nhưng sự việc trên đã khiến nhiều doanh nghiệp XKLĐ hoang mang. Bởi theo họ, rất có thể sẽ khép lại một thị trường tiềm năng cho các DN cũng như cho chính những lao động có mong muốn đi làm việc tại khu vực này. Các DN cho biết, nguyên nhân chính là ý thức chấp hành pháp luật của LĐVN kém, hay tụ tập uống rượu, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng. Những hành động này của LĐVN không phải xảy ra lần đầu, vì vậy cũng không khó hiểu về những tác động xấu trong quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước. 
 
Giai đoạn 2005-2007, 50 DN XKLĐ Việt Nam cung ứng khoảng 10.000 lao động cho thị trường Qatar. Nhưng đến năm 2008, LĐVN nấu rượu lậu, nhậu nhẹt, gây mất trật tự, trộm cắp... khiến Qatar quyết định dừng tiếp nhận vô thời hạn LĐVN. Cho đến nay, dù đã tiếp nhận trở lại LĐVN nhưng nước này vẫn rất thận trọng trong khâu cấp visa nên chỉ một lượng nhỏ LĐVN được sang làm việc. 
 
Lỗi của người lao động?
 
Dù LĐVN đã làm việc trên gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng để giữ vững được thị trường, đặc biệt là những thị trường có thu nhập cao là không dễ. Không ít DN XKLĐ cho rằng, việc tuyển dụng lao động hiện nay không chỉ khó bởi lao động thiếu tay nghề, thiếu kỹ năng... mà còn khó bởi nhiều NLĐ đi làm việc một thời gian ở nước ngoài đã bỏ về nước trước thời hạn. Nhiều lao động sau khi được đào tạo nghề, giáo dục định hướng đã không tiếp tục tham gia chương trình ở phút chót khiến hợp đồng với đối tác không thực hiện được. Tại các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, nơi được xem là trọng điểm thực hiện Quyết định 71 của Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ cũng gặp phải những khó khăn tương tự khi tỷ lệ lao động vi phạm hợp đồng vẫn lên tới 40-50%. 
 
Bên cạnh những khó khăn trong tuyển dụng, nhiều DN cũng đã bày tỏ những bức xúc khi phải giải quyết những phức tạp do người LĐVN gây ra ở nước bạn. Ở chiều ngược lại, chủ sử dụng lao động cũng có những hành vi vi phạm hợp đồng như giao việc không đúng với hợp đồng, chưa phù hợp hoặc quá sức, thời gian làm việc kéo dài, NLĐ không được chăm sóc y tế đầy đủ khi bị ốm, đau… Một số trường hợp, DN phải bồi thường hợp đồng và đưa NLĐ về nước miễn phí, chi trả lương, phụ phí... để đưa lao động về nước trước thời hạn.
 
Tại buổi đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và 150 DN XKLĐ về những vướng mắc trong quá trình đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức mới đây, các DN đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc tìm kiếm và khai thác các hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài; công tác tuyển chọn, đào tạo lao động, quản lý lao động... Bên cạnh đó, các DN cũng thẳng thắn đưa ra những khó khăn, bức xúc trong tuyển dụng, phối hợp quản lý lao động tại nước ngoài. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cũng cho rằng, trước mắt, Cục Quản lý lao động ngoài nước và các DN XKLĐ cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện quyết liệt các công việc để khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực này. Cục Quản lý lao động ngoài nước phải rà soát và chấn chỉnh hoạt động của các DN, có biện pháp đối với những DN không đủ năng lực, đặc biệt đối với công tác tuyển chọn, phái cử đại diện quản lý lao động của DN tại thị trường XKLĐ. Bên cạnh đó, DN cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tuyển chọn, đào tạo lao động ngay tại trong nước trước khi đưa đi làm việc tại nước ngoài.

Kim Vũ
Tin bài liên quan
Loading...