Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10662
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Cảnh báo tai nạn lao động dồn dập vào cuối năm

 

Thời điểm cuối năm, khi những công trình bước vào giai đoạn nước rút, những tòa nhà cao tầng cần lau kính, quét vôi chuẩn bị đón năm mới, cũng là lúc người lao động chạy đua với thời gian, đối diện nguy cơ tai nạn lao động.

Khoa phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) theo thiết kế thực kê chỉ có 70 giường bệnh nhưng số giường hiện tại của khoa đã lên tới 140. Bác sĩ Nguyễn Đình Tùng, Phó trưởng khoa, cho biết: “Tai nạn xảy ra dồn dập, riêng tai nạn lao động ngày nào cũng có người nhập viện. Những vụ lớn chủ thầu xây dựng không thể “bao” được thì mới đến tai các phương tiện thông tin đại chúng, còn những vụ nhỏ thì vô số kể”.

Đầu băng kín, những vết máu đã khô lại còn bết trên người, anh N.H.T. (32 tuổi, quê Thanh Hóa) nhập viện với chấn thương vỡ đốt sống cổ. Thông tin từ gia đình cho biết, trước khi xảy ra tai nạn, anh đang làm phụ hồ tại một công trình xây dựng nhà ở tư nhân. Do bất cẩn nên anh bị trượt chân và rơi tự do từ lầu 1 xuống đất, được chủ thầu nhanh chóng chuyển đến bệnh viện cấp cứu nhưng anh T. có nguy cơ bị liệt nửa người. 

 

Những nạn nhân của tai nạn lao động thường ở độ tuổi còn rất trẻ
Những nạn nhân của tai nạn lao động thường ở độ tuổi còn rất trẻ

 

Không bị nguy hiểm đến tính mạng như trường hợp anh T. nhưng anh L.M.K. cũng bị dập nát một chân bên trái. Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do trong lúc được thuê phá bỏ căn nhà cũ, anh K. bất cẩn nên bị cả bức tường đổ ập xuống đè lên người. Là lao động chính trong gia đình nhưng tai nạn bất ngờ ập đến khiến vợ và hai con của anh lâm vào cảnh khó khăn.

Mới đây, trong vụ sập giàn giáo tại công trình xây dựng tòa nhà cao 7 tầng (đường Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5, TPHCM), không chỉ các công nhân đang làm việc tại đây gặp nạn mà người đi đường cũng bị vạ lây. 7 nạn nhân của vụ tai nạn (4 công nhân và 3 người đi đường) đều nhập viện trong tình trạng đa chấn thương. Đến sáng 10/1, nạn nhân Nguyễn Văn Xuân (18 tuổi, ngụ tại Đồng nai) đã tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bốn nạn nhân khác đang được điều trị tại khoa Phẫu thuật thần kinh trong tình trạng rất nặng. 

 

4 nạn nhân khác của vụ sập giàn giáo đang nguy kịch
4 nạn nhân khác của vụ sập giàn giáo đang nguy kịch

 

Bệnh nhân cao tuổi nhất trong vụ tai nạn này là ông Ngô Hưng Hán (74 tuổi, ngụ tại quận 1).  Thông tin từ gia đình cho biết, cùng thời điểm trên ông Hán đi khám bệnh tại một phòng khám gần đó. Trong lúc chờ kết luận bệnh từ bác sĩ, ông ra mua sữa đậu nành bán trước công trình, “tai bay vạ gió”, giàn giáo đổ sập xuống đè trúng người khiến ông phải nhập viện trong tình trạng chấn thương đốt sống cổ, liệt tứ chi với tiên lượng của bác sĩ rất dè dặt.

Ba nạn nhân khác là công nhân tham gia xây dựng tại công trình cũng đang trong cơn nguy kịch là anh Vũ Văn Kiên (22 tuổi, ngụ tại quận 12) bị đa chấn thương, gãy cột sống; anh Nguyễn Xuân Thảo (26 tuổi, quê Thanh Hóa) bị trật và gãy nhiều đốt cột sống; anh Lê Thúc Phục (24 tuổi, quê Kiên Giang) bị đa chấn thương, dập phổi phải. Nếu may mắn qua khỏi, các nạn nhân này cũng khó có thể tránh khỏi nguy cơ bị liệt hoặc những di chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe về sau.

Lý giải về những nguyên nhân dẫn đến tai nạn, các bác sĩ cho rằng sự mất an toàn trong các công trình xây dựng như người lao động không được tập huấn an toàn lao động, không được trang bị các phương tiện hỗ trợ cần thiết như dây bảo hiểm khi làm việc trên cao, mũ, giày bảo hiểm. Việc lắp đặt hệ thống giàn giáo kém chất lượng khiến nguy cơ tai nạn luôn đe dọa toàn bộ công nhân làm việc tại công trình.

 

Gãy, vỡ đốt sống khiến nạn nhân có thể bị liệt
Gãy, vỡ đốt sống khiến nạn nhân có thể bị liệt

 

Đáng cảnh báo hơn, vào thời điểm cuối năm các công trình thường phải chạy đua với thời gian, người lao động phải làm thêm giờ để hoàn thành cho kịp tiến độ, cơ thể mệt mỏi không thể tập trung vào công việc. Bên cạnh đó nhiều gia đình sẽ sửa chữa tân trang lại nhà cửa để đón năm mới những người thợ không chuyên sẽ tham gia làm việc vào thời điểm này khiến nguy cơ tai nạn tăng cao.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Tùng, người lao động còn thiếu cả những kỹ năng cơ bản nhất về sơ cấp cứu nên khi tai nạn xảy ra, việc sơ cứu ban đầu không đúng cách sẽ khiến bệnh nhân trở nên nguy kịch trước khi đến bệnh viện. “Người bị ngã từ trên cao hoặc va đập mạnh có nguy cơ ảnh hưởng đến cột sống gây trật hoặc vỡ các đốt sống. Trong trường hợp này nếu vội vã bế hoặc khiêng, vác nạn nhân có thể khiến họ bị dập hoặc đứt tủy sống, khiến cơ thể bị liệt một phần hoặc liệt hoàn toàn”.

Bác sĩ Đình Tùng khuyến cáo, trường hợp tai nạn xảy ra nếu nghi ngờ người gặp nặn bị các chấn thương ở vùng cổ hoặc xương cột sống cần cố định cổ, không co gập hoặc nghiêng, lắc người bị nạn. Cần đặt nạn nhân lên tấm ván phẳng và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

 

Thống kê của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cho thấy, từ 2001 đến 2012, bình quân mỗi năm trên cả nước xảy ra khoảng 6.000 vụ tai nạn lao động tập trung ở các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, khiến gần 600 người chết. Ước tính giai đoạn 2013 đến 2020, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tiếp tục tăng do các doanh nghiệp và người lao động chưa nhận thức đầy đủ về an toàn, vệ sinh lao động.


 

 

Tin bài liên quan
Loading...