Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10741
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Cao Bằng: Báo cáo công tác Bảo hộ lao động năm 2014
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
                          VIỆT NAM
                LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
                     TỈNH CAO BẰNG
 
             
            Số: 04/BC-LĐLĐ                                        
             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
   


         
  Cao Bằng, ngày 26 tháng 01 năm 2015

 
                                                             BÁO CÁO
                                 Công tác Bảo hộ lao động năm 2014
 
         Thực hiện báo cáo định kỳ về công tác Bảo hộ lao động (BHLĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng báo cáo một số nội dung sau: 
 
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
        Hệ thống tổ chức Công đoàn toàn tỉnh hiện nay có 1.177 CĐCS, bao gồm: 13 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện, thành phố, 06 Công đoàn ngành, Công đoàn Viên chức tỉnh, 13 đơn vị Công đoàn ngành Trung ương đóng tại địa phương và 16 Công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc LĐLĐ tỉnh với tổng số công nhân viên chức, lao động (CNVC-LĐ) 35.898 người, đoàn viên công đoàn 34.318 người (Gồm cả công đoàn ngành Trung ương).
          II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG          
       1. Công tác tổ chức bộ máy, tăng cường sự chỉ đạo về công tác Bảo hộ lao động ở các cấp Công đoàn
       Bộ máy cán bộ làm công tác BHLĐ ổn định, không có thay đổi so với năm 2013.
       Đầu năm LĐLĐ tỉnh đã xây dựng chương trình hoạt động cụ thể và chỉ đạo các cấp Công đoàn trực thuộc xây dựng chương trình hoạt động BHLĐ năm 2014 theo Nghị quyết 5b/NQ-BCH ngày 08/7/2005 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam và Công văn số 2037/TLĐ ngày 06/12/2006 của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
       2. Kế hoạch và kết quả thực hiện việc tập huấn Bảo hộ lao động cho cán bộ Công đoàn các cấp, mạng lưới An toàn vệ sinh viên; phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, chế độ chính sách về Bảo hộ lao động
      Năm 2014 LĐLĐ tỉnh mở 01 lớp tập huấn cho 100 cán bộ công đoàn các cấp với các nội dung về ATVSLĐ và bảo vệ môi trường. LĐLĐ tỉnh triển khai bằng tập huấn lồng ghép với các nội dung khác hoặc sao gửi các văn bản pháp luật mới tới các cấp công đoàn trực thuộc. Trực tiếp đi cơ sở tư vấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, chế độ chính sách đối với người lao động và thực hiện công tác BHLĐ của doanh nghiệp. Cấp phát kịp thời tờ rơi, áp phích về BHLĐ cho các đơn vị trong các hoạt động hưởng ứng như Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ, ngày Môi trường thế giới 5/6...
       3. Kết quả thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát về Bảo hộ lao động của Công đoàn
     Trong năm các cấp công đoàn đã thực hiện kiểm tra tại 356 đơn vị doanh nghiệp, tham gia thực hiện kiểm tra đôn đốc thực hiện luật BHXH, BHYT tại 29 đơn vị doanh nghiệp trong đó có nội dung về ATVSLĐ. Qua kiểm tra cho thấy đa số các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật lao động, xây dựng tốt mối quan hệ lao động hài hòa và ổn định trong doanh nghiệp vì thế đã hạn chế được các vi phạm trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp thực hiện chưa tốt các quy định của pháp luật lao động, tập trung chủ yếu về các vấn đề tiền lương, hợp đồng lao động, ký kết TƯLĐTT, BHXH, BHYT, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
      4. Kết quả tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ, các hoạt động liên quan đến An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.
      Hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN lần thứ 15 năm 2014 gồm: Tham mưu ban hành văn bản, hướng dẫn các cấp Công đoàn triển khai thực hiện, phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, tham gia các hoạt động kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác ATVSLĐ-PCCN …các cấp Công đoàn đã tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại 107 đơn vị doanh nghiệp. Qua kiểm tra, bên cạnh một số mặt làm được còn một số tồn tạị sau: Công tác huấn luyện ATVSLĐ hàng năm theo Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ LĐTB & XH về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động gần như chưa được thực hiện; Xây dựng kế hoạch ATVSLĐ chưa tốt; Việc cải thiện điều kiện làm việc và phòng tránh tai nạn lao động chưa được doanh nghiệp quan tâm...
Phối hợp tổ chức huấn luyện 04 lớp tập huấn cho An toàn vệ sinh viên với 162 người tham gia.
        5. Kết quả tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Bảo hộ lao động, duy trì, phát triển phong trào "Xanh, Sạch, Đẹp- Bảo đảm An toàn vệ sinh lao động", mạng lưới An toàn vệ sinh viên
       Thông tin tuyên truyền về công tác BHLĐ được Công đoàn các cấp quan tâm đặc biệt là trong Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN. Các hình thức tuyên truyền chủ yếu toạ đàm, treo băng giôn, khẩu hiệu, viết tin, bài trên báo, đài truyền hình địa phương.
Kết hợp với công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra TNLĐ ở cơ sở, tư vấn cho đơn vị cơ sở về BHLĐ là tuyên truyền phổ biến, cấp phát các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng lao động, người lao động. Hoạt động phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm  ATVSLĐ” thực hiện chưa được tốt, nhiều cấp Công đoàn không tổ chức chấm điểm phong trào. Năm 2014 chỉ có 01 đơn vị được khen thưởng phong trào.
       Tổng số ATVSV toàn tỉnh trên 350 người, không có thay đổi nhiều so với năm 2013. Tuy nhiên do sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm dừng hoạt động nên hoạt động của mạng lưới ATVSV nhiều cơ sở không duy trì được tốt. ­­­
       6. Công tác ứng dụng kết quả nghiên cứu Bảo hộ lao động, phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc
Việc ứng dụng KHKT BHLĐ ở các doanh nghiệp chưa được nhiều. Chỉ tập trung một số doanh nghiệp lớn. Để tăng cường ứng dụng KHKT BHLĐ vào sản xuất cần có những cán bộ Công đoàn có kiến thức chuyên môn về BHLĐ làm công tác tiếp thị, tư vấn, môi giới việc ứng dụng KHKT BHLĐ vào sản xuất. Mặt khác việc quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động chưa chặt chẽ do đó nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc cải thiện môi trường lao động.
      Phong trào phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ, BNN ở các đơn vị chưa nhiều. Nhiều đơn vị chưa có hình thức phù hợp để khuyến khích CNVCLĐ có đề tài, sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ, BNN.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG
        1. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đều kiện lao động trên địa bàn trong năm 2014
Trong năm 2014 Cao Bằng xảy ra 09 vụ TNLĐ (02 vụ TNGT được coi là TNLĐ)  trong đó có 04 vụ TNLĐ chết người làm chết 04 người. Nhìn chung về điều kiện lao động tại các doanh nghiệp ở Cao Bằng chưa được tốt, nhiều nơi sản xuất có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại là nguy cơ tiềm ẩn gây BNN nhưng doanh nghiệp không đo môi trường lao động. Chưa phát hiện BNN ở Cao Bằng.
2. Những nguyên nhân tồn tại
          Phần lớn các doanh nghiệp ở Cao Bằng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thường quan tâm đến mục tiêu trước mắt nên việc đầu tư cho công tác ATVSLĐ chưa được tốt.  Việc ứng dụng KHKT BHLĐ vào thực tế chưa được nhiều, phong trào phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ, BNN ở các đơn vị còn hạn chế. Người lao động trực tiếp chưa qua đào tạo, chưa có tác phong công nghiệp nên ý thức chấp hành các quy định về ATVSLĐ còn thấp.
Việc thành lập CĐCS các doanh nghiệp còn thấp ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền vận động cũng như bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Mặt khác một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất thu hẹp hoặc tạm dừng hoạt động nên ảnh hưởng đến hoạt động công đoàn.
Quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động của các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng; Đặc biệt đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác ATVSLĐ. Tuy nhiên việc xử lý vi phạm chưa được triệt để. Việc thanh tra, kiểm tra chủ yếu mang tính chất tuyên truyền vận động và kiến nghị. Mức xử phạt hành chính còn thấp chưa tương xứng với các vi phạm của doanh nghiệp.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2015.
        1. Công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn vệ sinh lao động
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về ATVSLĐ. Cử cán bộ chuyên trách khảo sát, tư vấn trực tiếp các doanh nghiệp sản xuất nhằm nâng cao hoạt động ATVSLĐ của cơ sở. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 5b/NQ-BCH ngày 08/7/2005 của Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác BHLĐ theo nội dung công văn số 2037/TLĐ ngày 06/12/2006 của TLĐ.
        2. Công tác kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh lao động
      Tham gia đầy đủ các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành về thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp. Kịp thời kiến nghị, khắc phục và xử lý những hiện tượng sai trái, vi phạm luật pháp, các chính sách chế độ BHLĐ. Tập hợp những ý kiến đóng góp của cơ sở để làm căn cứ tham gia với các cơ quan quản lý Nhà nước về ATVSLĐ.
Chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc chủ động phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về pháp luật lao động nhằm góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Tham gia đầy đủ các đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.   
         3. Đẩy mạnh phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động", củng cố và phát triển mạng lưới An toàn vệ sinh viên
     Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Xanh- Sạch- Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động". Hướng dẫn công đoàn cơ sở  thực hiện chấm điểm phong trào "Xanh- Sạch- Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động" theo hướng dẫn tại Thông tri 02/TTr-TLĐ ngày 22/10/2007 của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thông tri 1316/TTr-LĐLĐ ngày 31/8/2010 của LĐLĐ tỉnh. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng phong trào. Củng cố và phát triển nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới ATVSV tại các doanh nghiệp, đơn vị để lực lượng ATVSV là nòng cốt trong phong trào hoạt động ATVSLĐ. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ ATVSV trong công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Kiến nghị xử lý những hiện tượng sai trái, vi phạm luật pháp, không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động về ATVSLĐ. Tập hợp những ý kiến đóng góp của đơn vị cơ sở, tổ chức Công đoàn và người lao động để làm căn cứ tham gia với các cơ quan quản lý Nhà nước về ATVSLĐ.
        4. Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về lao động
    Thực hiện tốt quy chế phối hợp với UBND tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nước về ATVSLĐ ở địa phương. Tham gia tích cực các hoạt động của địa phương về ATVSLĐ. Chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động tham gia phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về pháp luật lao động nhằm góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
                            
 
 
 
Nơi nhận:
- Ban QHLĐ TLĐ; 
- Lưu: CSLP, VT.
 
         TM. BAN THƯỜNG VỤ
           PHÓ CHỦ TỊCH TT
 
 
                  (Đã ký)
 
          Hoàng Văn Thông
 

Nguồn tin: ldld.caobang.gov.vn
Tin bài liên quan
Loading...