Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10741
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Chia sẻ từ một tọa đàm
Tôi vừa được tham dự tọa đàm “An toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử: kinh nghiệm quốc tế và hướng giải pháp cho Việt Nam” – Một vấn đề rất thiết thực trong thời đại phát triển công nghiệp và cũng rất nhân văn trong sự liên quan: Sức khỏe của Con người, Con người và Phát triển bền vững. Sau một nghiên cứu và nhiều ý kiến của các chuyên gia Việt Nam và quốc tế, có khá nhiều nội dung có thể chia sẻ với các cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này.

Phải công nhận rằng, các doanh nghiệp ngành điện tử đã có những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội ở nhiều địa phương và mở ra cơ hội việc làm cho rất nhiều người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, lao động nữ. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng: môi trường, các hóa chất, tư thế làm việc, tâm lý và cường độ lao động… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe lâu dài của người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Vấn đề là làm thế nào để trong quá trình vận hành và phát triển của các doanh nghiệp này, có một môi trường ngày càng được cải thiện tốt hơn và đảm bảo hơn cho sức khỏe người lao động. Nói cách khác là tham gia vào sự phát triển bền vững ở những nơi này dưới góc độ các hoạt động của công đoàn cơ sở.

Một là: Tuyên truyền thật mạnh về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Kiến nghị và giám sát thực hiện công tác bảo hộ lao động, đảm bảo rằng các trang thiết bị về an toàn lao động được quan tâm đầu tư đầy đủ theo tính chất ngành nghề.
Hai là: Tăng cường chất lượng công tác khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người lao động tại y tế doanh nghiệp để có biện pháp can thiệp kịp thời và hữu hiệu.

Ba là: Tham gia xây dựng thỏa ước lao động tập thể, đặc biệt chú ý đến thời giờ làm việc, các chính sách về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp. Tăng cường đối thoại tại doanh nghiệp nhằm chia sẻ thông tin và lắng nghe tiếng nói từ người lao động để đề xuất giải pháp điều chỉnh phù hợp, đảm bảo hiệu quả làm việc đi đôi với với đảm bảo chăm lo cho người lao động về sức khỏe và an tâm, gắn bó với nghề.

Bốn là: Từ thực tiễn, có kiến nghị với các cơ quan hữu quan có những nghiên cứu sâu về đặc thù ngành nghề để có các chính sách vĩ mô và các cơ chế phù hợp nhất, góp phần phát triển ngành và xây dựng đội ngũ công nhân lao động đáp ứng với yêu cầu phát triển./.
 
Hacongdoan
Tin bài liên quan
Loading...