Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10534
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Chinh phục thị trường trong nước
Qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã thúc đẩy ngành dệt may (DM) Việt Nam phát huy giá trị nội lực cốt lõi, từ đó phát triển tốt sản phẩm, chinh phục tốt hơn người tiêu dùng (NTD) trong nước. 
 
Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn DM Việt Nam (Vinatex), chủ trương của CVĐ chính là chiến lược phát triển của tập đoàn với hai định hướng chính. Một là định hướng chuyển dịch sản xuất từ phương thức gia công sang phương thức sản xuất trọn gói (ODM) với tỷ lệ nội địa hóa cao, khuyến khích DN sử dụng hàng hóa, sản phẩm dịch vụ của nhau, nhằm tăng giá trị gia tăng, dịch chuyển lên phân khúc cao hơn của chuỗi giá trị cung ứng may mặc toàn cầu, hướng tới phát triển bền vững. Thứ hai, tập đoàn cũng xác định phát triển thị trường nội địa với định hướng phát triển theo phương thức sản xuất sở hữu thương hiệu, nhằm cung cấp sản phẩm may mặc chất lượng cao, với giá thành phù hợp cho NTD Việt Nam. 
 
 
Khách hàng lựa chọn sản phẩm may mặc tại Trung tâm thương mại của Công ty May Thăng Long. Ảnh: Trí Minh
 
Sau 5 năm thực hiện, tập đoàn đã mở rộng và phát triển chuỗi siêu thị bán lẻ Vinatexmart tại 28 tỉnh, thành phố cả nước với hơn 50 đại lý bán hàng, phân phối 60.000 mặt hàng, trong đó 100% là hàng Việt Nam. Hệ thống phân phối của từng đơn vị thành viên như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… cũng mở rộng quy mô, phân phối đa dạng mặt hàng may mặc Việt Nam, giới thiệu đến NTD những sản phẩm mới nhất với chất lượng cao, mẫu mã đẹp. 
 
Sau 5 năm thực hiện CVĐ, tổng số cửa hàng, đại lý trên toàn quốc của Vinatex hiện có khoảng 4.125 cửa hàng, dự kiến đến cuối năm nay, tổng số đại lý của Vinatex trên cả nước sẽ đạt 4.286 cửa hàng. Bên cạnh đó, Vinatex còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá nhằm phủ sóng các thương hiệu DM đến gần hơn với NTD. Những nhãn hiệu như Grusz (May 10), Merriman (Hòa Thọ), Mattana (Nhà Bè), San Sciaro và Manhattan (Việt Tiến)… đã trở nên quen thuộc và chiếm được lòng tin của NTD. Sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp với thị hiếu của NTD đã giúp mặt hàng DM của Vinatex được nhiều đơn vị trong nước tin tưởng đặt hàng. 
 
Thời gian qua, các đơn vị thuộc tập đoàn như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang… đã cung ứng gần 160.000 bộ đồng phục và quần áo bảo hộ lao động cho Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Điện lực, ngành hàng không… với trị giá hàng chục tỷ đồng. Nhờ đó, doanh thu nội địa của tập đoàn tăng lên nhanh chóng, từ 15.740 tỷ đồng trong năm đầu tiên thực hiện CVĐ, đến nay đã tăng 41%, đạt 22.000 tỷ đồng. Ngoài ra, nhờ chính sách ưu tiên sử dụng nguyên liệu chất lượng trong nước và giá bán cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại, tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đã tăng trưởng khả quan. Cụ thể, năm 2010, giá trị nguồn nguyên liệu trong nước của tập đoàn đạt khoảng 20.783 tỷ đồng; đến năm 2014, con số này đã đạt 40.977 tỷ đồng, tăng gần 100% so với năm đầu tiên thực hiện CVĐ. 
 
Thời gian tới, nhằm phát triển ngành DM bền vững ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, Vinatex sẽ tập trung phát triển mạnh vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, tiếp tục hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện dự án Nhà máy Xơ - sợi polyester Đình Vũ, nhằm góp phần giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng và lao động. Tập đoàn đã đề ra mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 70% vào năm 2015, đồng thời đưa doanh thu từ thị trường nội địa tăng trưởng 15-20% trong giai đoạn tới. Tập đoàn đang phát triển công tác cung ứng nguyên liệu DM theo hướng liên kết chuỗi, đặc biệt với sản phẩm dệt kim và dệt thoi, hình thành chuỗi sản phẩm theo hướng sản xuất trọn gói như chuỗi sản phẩm dệt kim 8-3 - Hanosimex - Dệt kim Vinatex; chuỗi sản phẩm dệt thoi 8-3 - DM Nam Định - các công ty may khu vực Đồng bằng sông Hồng… nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa, khuyến khích DN sử dụng hàng hóa, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau, góp phần giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. 
 
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, Vinatex sẽ triển khai các hoạt động chiếm lĩnh thị trường trong nước như đưa hàng Việt về nông thôn, kết nối mạng lưới tiêu thụ nội bộ giữa các DN thành viên, mở nhiều đợt bán hàng của hệ thống siêu thị Vinatexmart về vùng sâu, vùng xa, nhằm mang sản phẩm DM Việt Nam đến mọi miền của đất nước. Mặt khác, Vinatex sẽ hợp tác với những nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam như Big C, Saigon Coopmart… để tiếp tục củng cố mạng lưới phân phối, phát triển thương hiệu, sản phẩm, thúc đẩy người Việt Nam sử dụng hàng "nội".
 
Tin bài liên quan
Loading...