Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10737
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Chủ San Jose phải chịu trách nhiệm vụ sập mỏ ở Chile
Ủy ban điều tra của Quốc hội Chile vừa kết luận chủ sở hữu mỏ San Jose phải chịu trách nhiệm về hậu quả 33 người bị kẹt dưới lòng đất 69 ngày trong vụ sập hầm xảy ra vào tháng 8/2010.
 
 
 
Mỏ San Jose
 
 Ủy ban cáo buộc hai chủ sở hữu là Alejandro Bohn và Marcelo Kemeny do sơ ý và bất cẩn gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng cả hai đều chối tội. Ngoài ra, qua quá trình tiến hành điều tra, Ủy ban cho biết mỏ San Jone đã không tiến hành những biện pháp bảo hộ lao động cần thiết đe dọa mạng sống của công nhân làm việc tại mỏ. Vì vậy, lỗi ở đây thuộc về người phụ trách vấn đề an toàn lao động.
 
Vụ sập hầm ngày 5/8/2010 đã khiến vấn đề an toàn ở mỏ San Jose bị đưa vào tầm ngắm và khiến ngành khai mỏ ở Chile chịu sự kiểm soát ngặt nghèo hơn. Trước đó, nhiều người cũng cho rằng tai nạn sập hầm xảy ra vì mỏ này bị khai thác quá mức và không có đường hầm thoát hiểm được gia cố. Đến nay, 27 trong số 33 gia đình thợ mỏ bị kẹt đã kiện công ty San Esteban, chủ sở hữu mỏ San Jose, và đòi bồi thường thiệt hại tổng cộng 10 triệu USD.
 
Người đứng đầu Ủy ban điều tra Quốc hội, ông Alejandro Garcia Huidobro cho biết, Sernageomin - cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ điều tiết ngành khai mỏ cũng phải chia sẻ “trách nhiệm hành chính” trong vụ tai nạn trên. Ngoài ra, một số biện pháp cải thiện chức năng cho Sernageomin cũng được Ủy ban Quốc hội đề xuất lên Bộ trưởng Khai khoáng Laurence Golborne.
 
Hôm 3/3, Quốc hội Chile đã bỏ phiếu thông qua đề nghị trên của Ủy ban. Bộ trưởng Golborne tán thành các đề xuất trên và cho biết sẽ tăng cường các biện pháp như tăng ngân sách và số lượng lần thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sernageomin góp phần phát triển ngành công nghiệp khai mỏ của đất nước. Ông cũng hết lời khen ngợi hoạt động tích cực của Ủy ban trong vòng 5 tháng qua để đưa ra được kết luận chính xác trên. 
 
 
 
Lực lượng cứu hộ giải thoát 33 nạn nhân.
 
Người thân và chính các thợ mỏ bị kẹt vẫn kịch liệt lên án chủ hầm mỏ khi bỏ qua các hướng dẫn an toàn. Họ đồng thời chỉ trích mạnh mẽ Sernageomin đóng cửa ít nhất 18 hầm mỏ vì vi phạm an toàn nhưng không có tên San Jose. Mặc dù có tới 3 người thiệt mạng tại hầm mỏ này trong vòng  6 năm cùng hàng chục vụ tai nạn khác. Ngoài ra, một số thợ mỏ vẫn đang theo đuổi vụ kiện chống lại chủ sở hữu. Họ yêu cầu được bồi thường, trong khi một số người còn muốn Bohn và Kemeny phải ngồi tù. 
 
Số phận của 33 người thợ mỏ bị mắc kẹt 700m dưới lòng đất trong 69 ngày năm 2010 là sự kiện thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên toàn thế giới. Sau 17 ngày khoan, đào, bới liên tục, các nhân viên cứu hộ Chile đã cứu sống 33 thợ mỏ trên. Đây được xem là kỳ tích của Chile và những thợ mỏ bỗng chốc trở thành những anh hùng.
 
Trong lịch sử ngành khai thác mỏ thế giới, các vụ sập hầm mỏ vì thiếu an toàn lao động vẫn xảy ra thường xuyên. Hàng năm, trên thế giới có hàng nghìn vụ sập hầm mỏ do nhiều cơ sở khai thác không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn lao động. Tại Trung Quốc, có tới 3.000 người mỗi năm thiệt mạng khi khai mỏ. Năm 2007, tại Nam Phi đã diễn ra cuộc biểu tình rộng khắp của 240 nghìn người thợ mỏ về an toàn lao động. Liên đoàn Thợ mỏ quốc gia Nam Phi đã cáo buộc những nhà quản lý chỉ mải chạy theo lợi nhuận cho bản thân mà không chú trọng tới tính an toàn của hầm mỏ.
 
Phương Thanh (tổng hợp)
Tin bài liên quan
Loading...