Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10728
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Chuyện của những người chuyên dọn xác chết sau bão Haiyan
Với mục đích nhằm giúp người dân nhanh chóng tái thiết cuộc sống, những con người can đảm đã sẵn sàng đi gom xác chết tại thành phố Tacloban – nơi bị siêu bão Haiyan tàn phá nặng nề nhất khi đổ bộ vào Philippines hôm 8/11.
 
 

Xác chết nằm la liệt trên khắp các con đường của thành phố Tacloban

Công việc hàng ngày của những người gom xác chết là đi hết con đường này sang con đường khác chất chứa toàn rác rưởi để tìm kiếm các thi thể sau đó đưa lên xe tải và chở về những bãi chôn tập thể. 
 
Bao quanh một bầu không khí nóng bức và ẩm ướt, công việc của những người tìm kiếm thi thể lại càng khắc nghiệp hơn bao giờ hết. 
 
"Công việc của chúng tôi vô cùng nặng nhọc", Don Pomposo – một nhân viên cứu hỏa được cử tới thành phố Tacloban cùng 15 người khác để tham gia công tác thu gom thi thể sau siêu bão Haiyan, chia sẻ. 
 
Tìm kiếm
 

 
Hai nhân viên gom xác chết , Pomposo (trái) và Torena

Thi thể của những nạn nhân xấu số sau siêu bão Haiyan nằm la liệt khắp các con đường trong thành phố Tacloban. Trong khi đó, hệ thống cung cấp điện đã ngừng hoạt động làm cản trở hoạt động cứu trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế.
 
Hiện nay, giới chức Philippines vẫn đang nỗ lực phân loại các xác chết. Tại thành phố Tacloban, số người chết là khoảng vài trăm người. Con số thống kê toàn quốc cho biết siêu bão Haiyan đã cướp đi sinh mạng của 3.982 người và khiến 1.602 người mất tích. 
 
Trong những ngày qua, lực lượng cứu hộ đang tập trung thu gom và mang chôn các xác chết, vốn đã bốc mùi tử khí vô cùng khó chịu. Việc tiếp xúc gần và thường xuyên với mùi hôi thối đang làm dấy lên mối lo ngại về sức khỏe của những công nhân đi gom xác chết. 
 
Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các túi đựng thi thể trên khắp nẻo đường tại Tacloban hay những bãi chôn tập thể quy mô lớn được đào ngay dưới vị trí từng là nhà dân ở, sẽ mãi là một ký ức kinh hoàng với cư dân thành phố và khiến họ nghi ngờ về khả năng khôi phục lại cuộc sống nơi đây từ đống đổ nát hoang tàn. 
 
Anh Pomposo và đồng nghiệp Vincent Albert Garchitorena đã nỗ lực hết sức tìm kiếm các thi thể còn nằm lại trên đường phố Tacloban. Tính riêng trong một buổi sáng, nhóm cứu hộ đã thu gom 76 thi thể trên đường. 
 
Trong bộ trang phục bảo hộ áo đen và ủng cao su cao cổ, các công nhân gom xác chết phải làm việc với cường độ 10 tiếng mỗi ngày. "Chúng tôi chỉ  mong muốn được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc", anh Pomposo nói. 
 
Anh Pomposo được trang bị một chiếc khẩu trang còn người đồng nghiệp Garchitorena chỉ có một chiếc khăn cuốn quanh miệng để ngăn mùi hôi thối sộc thẳng lên mũi. Tất cả các công nhân gom xác chết đều đội mũ lưỡi trai tránh nắng, song không gì có thể bảo vệ họ khỏi phải chứng kiến những cảnh tượng kinh hoàng mà hàng ngày, họ trải qua.  
 
Lượng thi thể được thu gom trong những ngày qua ở nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ sơ sinh cho tới người già và cả những thai phụ. Các xác chết được tìm thấy sau hơn một tuần nằm phơi trên đường phố dưới ánh nắng nóng khủng khiếp nên bốc mùi rất khó chịu. Trong nhiều trường hợp, quá trình phân hủy xác chết diễn ra rất nhanh, tới mức không thể nhận diện. 
 
Chấn thương tâm lý

 
Người dân tìm kiếm những thứ còn dùng được sót lại sau khi siêu bão Haiyan quét qua thành phố

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng: "Những người tham gia công tác thu gom xác chết sau siêu bão Haiyan có thể trải qua những chấn thương tâm lý do đó họ cần được hỗ trợ". 
 
Tuy nhiên, cả anh Pomposo và Garchitorena đều khẳng định họ không hề bị sốc khi nhìn thấy các xác chết mặc dù công việc này họ chưa từng làm trước đó. Họ quả quyết không gặp ác mộng. Điều duy nhất họ mong muốn là công việc sớm kết thúc để trở về quê nhà Bicol – nằm cách thành phố Tacloban vài trăm kilomet về phía tây bắc. 
 
Thông thường, các công nhân gom xác chết phải giặt bộ bảo hộ lao động 2 lần/ngày để tránh mùi tử khí ám vào cơ thể. 
 
Thay vì chăm lo cho bản thân, họ lại đặc biệt quan ngại cho tình hình của những người dân thành phố may mắn sống sót sau siêu bão Haiyan. "Họ phải bắt đầu từ con số 0", anh Garchitorena nói. 
 
Bất ổn

 
Người dân Tacloban tìm kiếm mọi nguồn lực cứu trợ

Trong những ngày đầu tuần trước – thời điểm đội gom xác chết được cử tới Tacloban, toàn thành phố chìm trong không khí tang thương, an ninh bất ổn và nạn hôi của hoành hành. Giờ đây, những người sống sót đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đã di chuyển tới ở nhờ nhà của những người họ hàng tại các thành phố khác cho tới khi tình hình tại Tacloban được cải thiện. 
 
Giống như đội truy tìm thi thể, nhiều nhân viên chính phủ đang ngày ngày tham gia công tác dọn dẹp thành phố Tacloban và đưa hàng cứu trợ tới tay người dân Philippines chịu bão. Nhiều cư dân tại các thành phố khác cũng đổ về Tacloban để tìm người thân và giúp đỡ những người may mắn sống sót sau cơn bão. Hiện nay, ngoài người dân bản địa, Tacloban còn có sự xuất hiện rất nhiều của các nhân viên cứu trợ quốc tế và giới báo chí tới đưa tin. 
 
Đường phố Tacloban trong những ngày cuối tuần qua trở nên nhộn nhịp hơn khi đống rác rưởi được dọn dẹp và hệ thống cung cấp khí đốt được sửa chữa, giúp người dân có nhiên liệu để dùng xe máy, xe kéo và nhiều phương tiện khác di chuyển tới các địa điểm phân phát thực phẩm cứu trợ. 
 
Cảnh tượng tàn phá kinh hoàng
 

 
Dòng người xếp hàng nhận hàng cứu trợ

Edwin Manaus – chủ một nhà hàng ăn uống tại Tacloban cho biết anh cần điện và nước sạch để mở lại cơ sở kinh doanh. Trước đó, anh Manaus nghe đồn rằng mạng lưới cung cấp điện sẽ hoạt động trở lại vào tuần tới nhưng giới chức thành phố thông báo rằng điện sẽ được nối lại trong vài tháng tới.  
 
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tại khu vực phía bắc thành phố Paseo de Legazpi đang có dấu hiệu khôi phục dần khi nhiều gian hàng bày bán thực phẩm như chuối - vốn đưa từ các khu vực lân cận, đã xuất hiện. Những sản phẩm khác được bày bán như thuốc lá, cà phê và ô là những thứ được những người hôi của trước đó mang ra bán lại. 
 
Sự tàn phá của siêu bão Haiyan tại Paseo de Legazpi – nơi phần lớn người dân sống trong các căn lều lụp xụp, thể hiện rất rõ khi khung cảnh nơi đây vẫn vô cùng điêu tàn. 
 
Theo Pomposo và Garchitorena, họ không biết mình sẽ phải ở lại thành phố Tacloban trong bao lâu. Nhưng một điều chắc chắn, khi công việc hoàn thành, họ sẽ trở về nhà của mình tại Bicol.
 
"Nghỉ ngơi, ngủ một giấc và uống một cốc nước mát", anh Garchitorena nói. 
 
"Tôi sẽ đi một chuyến du lịch", Pomposo nói thêm.
 
Minh Thu
Tin bài liên quan
Loading...