Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10542
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Coi trọng tính mạng, sức khỏe người lao động
Dự án Luật An toàn - Vệ sinh lao động với nhiều chính sách có lợi cho người lao động, nhất là lao động không có hợp đồng
 
“Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động (TNLĐ) thương tâm mà lẽ ra đã có thể phòng ngừa, hạn chế được. Do đó, luật phải đặt lên hàng đầu nguyên tắc ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát vấn đề TNLĐ bởi TNLĐ xảy ra gây nên những tổn thất to lớn cho doanh nghiệp, xã hội và không gì có thể bù đắp cho bản thân, gia đình người lao động (NLĐ)” - đại biểu (ĐB) Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, góp ý trong buổi thảo luận tại hội trường của Quốc hội sáng 25-5 về dự án Luật An toàn - Vệ sinh lao động (AT-VSLĐ).
 
Quan tâm đối tượng ngoài quan hệ lao động
 
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật AT-VSLĐ được Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày nêu rõ: Dự thảo luật có 7 chương, 94 điều; đặc biệt có nhiều chính sách mới có lợi cho NLĐ, nhất là NLĐ không có hợp đồng lao động. Trước đây, những đối tượng này không được pháp luật điều chỉnh nên rất thiệt thòi quyền lợi.
 
 
 

Lãnh đạo LĐLĐ TP HCM thăm một công nhân bị tai nạn lao động Ảnh: THANH NGA
 
 
Nhiều ĐB đồng tình việc đưa NLĐ không có hợp đồng lao động vào luật. ĐB Khuyết Thị Duyền cho rằng việc mở rộng đối tượng sẽ bảo đảm công bằng cho NLĐ vì thực tế, lực lượng lao động trong khu vực không có quan hệ lao động (khu vực phi kết cấu) chiếm tỉ lệ rất cao. Theo bà Duyền, lao động trong khu vực này nhận thức, trình độ còn hạn chế nhưng ít được trợ giúp của nhà nước, chưa được quan tâm nhiều. Nhà nước cần bảo hộ lao động một phần trong chính sách bảo hiểm TNLĐ tự nguyện cho đối tượng lao động này.
 
 
Theo thống kê, năm 2014 có 630 người chết, 1.544 người bị thương trong hơn 500 vụ TNLĐ. Tuy nhiên, đây là số lượng thống kê trong khu vực có quan hệ lao động, còn lĩnh vực ngoài quan hệ lao động chưa thể thống kê được. Báo cáo giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng yêu cầu dự luật cần quy định cụ thể hơn nữa các chính sách đối với NLĐ ở khu vực không có quan hệ lao động như hỗ trợ huấn luyện AT-VSLĐ; thống kê, báo cáo, điều tra về TNLĐ…
 
Cần chế tài nghiêm các vi phạm
 
Đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động, dự thảo luật quy định mức đóng bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) linh hoạt, tối đa 1%. ĐB Lê Trọng Sang đề nghị phải có giải pháp quyết liệt hơn để tiền lương đóng BHXH (trong đó có 1% đóng vào quỹ TNLĐ, BNN) phản ánh đúng tiền công lao động, tránh tình trạng doanh nghiệp trả lương cao nhưng lại đóng BHXH thấp làm ảnh hưởng quyền lợi NLĐ.
 
ĐB Đàng Thị Mỹ Hương kiến nghị cần có thêm một số quy định nhằm minh bạch hóa việc thu chi của quỹ TNLĐ, BNN (nằm trong quỹ BHXH); phải có chế tài bảo đảm quỹ này thực sự là do người sử dụng lao động đóng vào chứ không phải trích từ lương của NLĐ.
 
Dự thảo lần này cũng bổ sung hành vi phân biệt đối xử, hành vi ép buộc (cưỡng bức) NLĐ làm việc khi phát hiện nguy cơ TNLĐ, BNN đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe NLĐ vào hành vi bị nghiêm cấm trong AT-VSLĐ. Ngoài ra, dự luật cũng quy định việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ khi người sử dụng lao động bị phá sản, bỏ trốn hoặc không còn khả năng chi trả.
 
Danh mục bệnh nghề nghiệp quá lạc hậu
 
Quan tâm đến tình trạng BNN gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển rất đa dạng, ĐB Trần Thanh Hải cho rằng dự luật cần có chính sách kiểm soát chặt chẽ tình trạng BNN; đầu tư nghiên cứu đúng mức và khẩn trương cập nhật, công bố danh mục các loại BNN, định kỳ đánh giá lại về BNN. “Quy mô nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển mình rất lớn nhưng hơn 30 năm qua chỉ công bố thêm 21 BNN, nâng tổng số BNN là 29, trong khi đó ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) đã ban hành 54 nhóm với 105 BNN, Pháp có 88 BNN, Trung Quốc 102 BNN” - ĐB Trần Thanh Hải dẫn chứng.
 
Phan Anh
Tin bài liên quan
Loading...