Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10550
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Công đoàn cơ sở phải là thành viên điều tra tai nạn lao động
“Dù mới chỉ ở dạng sơ thảo, nhưng Tổng LĐLĐVN chủ động lấy ý kiến của cơ sở, để tiếp thu, đóng góp xây dựng luật có chất lượng, qua đó góp phần bảo vệ người lao động tốt hơn”. TS Đặng Quang Điều - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN - đã nhấn mạnh như trên khi chủ trì hội thảo góp ý dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) sáng 11.9.
 
 

Dù làm việc với nhiều thiết bị hơi nóng nhưng CNLĐ không được trang bị bảo hộ lao động, dễ bị tai nạn lao động.

Thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng/năm
 
Dự thảo gồm 9 chương, 82 điều quy định khá chi tiết về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng đối với lĩnh vực ATVSLĐ. Trình bày dự thảo tại hội nghị, ông Nguyễn Anh Thơ - Cục phó Cục An toàn lao động, Bộ LĐTBXH - cho biết, mỗi năm có 160.000 - 170.000 người bị tai nạn lao động (TNLĐ). Chỉ riêng hai năm 2011, 2012, cả nước có khoảng 6.000 vụ TNLĐ, dẫn đến 600 người chết. Tuy nhiên, ông Thơ cũng nhấn mạnh, con số thực tế có thể gấp 20 lần báo cáo. 
 
Ngoài ra, VN đã có 28 bệnh nghề nghiệp (BNN), tổng số người mắc bệnh đã qua giám định là trên 27.500 người; thiệt hại do TNLĐ, BNN lên tới hàng ngàn tỉ đồng/năm do máy móc, tài sản bị hư hỏng, trung bình mỗi năm số ngày nghỉ việc 550.000 ngày, riêng năm 2012 là gần 868.000 ngày. Chính vì thế, nhu cầu có Luật ATVSLĐ là bức thiết.
 
Ông Huỳnh Ngọc Trước - Trưởng ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ tỉnh Đồng Tháp - nhận xét: “Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung pháp luật LĐ, chúng ta chỉ chú trọng đến sửa đổi các quy định về quan hệ LĐ, chứ không đả động gì đến ATVSLĐ. Vì vậy, việc xây dựng Luật ATVSLĐ là cần thiết”. 
 
Theo dự thảo, ngoài những NLĐ quy định trong Bộ luật LĐ thì những LĐ trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, trong các cơ sở gia đình cũng thuộc đối tượng áp dụng của luật. Nhiều ý kiến cho rằng, với những LĐ có quan hệ lao động (QHLĐ) thì dễ áp dụng, nhưng những LĐ mang tính chất mùa vụ, giúp việc gia đình, không có QHLĐ thì rất khó bảo đảm quyền lợi nếu không có quy định riêng, cụ thể. 
 
Ông Huỳnh Quốc Hùng - Ban Chính sách - Pháp luật, LĐLĐ tỉnh Long An - cho biết, thực tế ở địa phương có nhiều gia đình khi thu hoạch mùa vụ, thuê lao động. Khi tai nạn xảy ra, CĐ báo cho Sở LĐTBXH, thì được trả lời do không có QHLĐ, nên không thể điều tra, để làm căn cứ giải quyết chế độ.
 
Không nên thành lập quỹ TNLĐ
 
Theo pháp luật hiện hành, NLĐ có quyền ký nhiều HĐLĐ với nhiều NSDLĐ khác nhau, và chỉ có NSDLĐ đầu tiên phải tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (nếu đủ điều kiện). Nếu NLĐ bị TNLĐ khi thực hiện nhiệm vụ đối với HĐLĐ thứ hai hoặc thứ ba, thì NLĐ không được hưởng trợ cấp TNLĐ do Quỹ BHXH chi trả, mà chỉ được hưởng một số quyền lợi do NSDLĐ này trả. Đây chính là lỗ hổng có thể gây thiệt hại cho NLĐ, nhưng vấn đề này cũng chưa được đề cập trong dự thảo. 
 
Có ý kiến cho rằng, việc bồi thường này sẽ được quỹ TNLĐ, BNN (Điều 48 của dự thảo) chi trả. Theo quy định này, NSDLĐ có trách nhiệm đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công vào quỹ TNLĐ, BNN cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. 
 
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại hội nghị lại cho rằng, không nên lập thêm quỹ này, bởi lẽ đã có Quỹ BHXH chi trả trợ cấp khi NLĐ bị TNLĐ. Việc lập thêm quỹ sẽ gây thêm gánh nặng cho NSDLĐ, nhất là trong lúc tình hình kinh tế khó khăn và tạo thêm bộ máy quản lý.
 
Tăng cường vai trò giám sát của CĐ
 
Vấn đề được nhiều đại biểu có ý kiến nhất là cần tăng cường vai trò của tổ chức CĐ trong giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. 
 
Ông Đào Quốc Trưởng - LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa - cho biết, hiện khi TNLĐ xảy ra, cán bộ CĐ đến ghi nhận, bảo vệ DN đóng cửa không cho vào cũng chịu. Hoặc khi công an đến hiện trường, thu giữ hết các tài liệu, mình cũng chỉ biết chờ đợi. Thậm chí, cũng chưa có quy định nào ghi nhận cán bộ CĐ là thành viên chính thức của đoàn điều tra TNLĐ. 
 
Vì vậy, nhiều đại biểu kiến nghị, cần quy định thêm CĐ cơ sở là thành viên tổ điều tra TNLĐ và có quyền giám sát việc thực hiện chi trả chế độ cho NLĐ.
Tin bài liên quan
Loading...