Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10705
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Công tác bảo hộ lao động chưa ngang tầm với yêu cầu
Ngày 17-9, tại tỉnh Đồng Nai, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) cho người lao động (NLĐ) trong các khu công nghiệp và vai trò của tổ chức Công đoàn (CĐ)”. Tham dự hội thảo có đại diện LĐLĐ 22 tỉnh, thành phía Nam. Đánh giá đúng thực trạng công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) và trao đổi kinh nghiệm hoạt động là hai mục tiêu hội thảo hướng đến.
 
 
Gánh nặng cho toàn xã hội

Đây là nhận định chung của các đại biểu tại hội thảo. Theo các đại biểu, hiện các khu công nghiệp đang bị ô nhiễm nặng nề không chỉ do chất thải công nghiệp, tiếng ồn và khí thải giao thông mà còn do sự quá tải, sự bất hợp lý của kết cấu hạ tầng yếu kém gây ra. Việc bố trí mặt bằng nhà xưởng chật hẹp, sử dụng công nghệ lạc hậu là hai nguyên nhân chính làm nhiễm bẩn môi trường lao động. Ông Nguyễn Văn Khương, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, dẫn chứng: Chỉ có 258/801 doanh nghiệp (DN) được khảo sát có tiêu chuẩn môi trường lao động đạt loại khá (tỉ lệ 32,2%), còn lại trung bình và kém. Không ít chủ DN dựa vào lý do sản xuất kinh doanh không ổn định, hiệu quả thấp nên thiếu kinh phí để cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ.

Theo số liệu thống kê chính thức, tần suất tai nạn lao động (TNLĐ) trung bình trong cả nước trong 5 năm qua là 2,17. Còn theo số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật (KHKT) - BHLĐ tại 1.017 cơ sở sản xuất trong cả nước, tần suất TNLĐ trung bình là 18,75 (cứ 1.000 NLĐ thì có gần 19 người bị TNLĐ). Kết quả trên chứng minh con số thực lớn hơn con số thống kê tới 8,7 lần. Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Vân Trình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu KHKT-BHLĐ, cảnh báo: “Ô nhiễm môi trường lao động không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm giảm năng suất lao động, tăng chi phí trong quá trình sản xuất, nâng tỉ lệ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp. Đây thực sự là một gánh nặng cho toàn xã hội”. 
Bảo vệ sức khỏe cho người lao động bằng chính các quy định của Bộ Luật Lao động

Không chỉ xác định rõ nguyên nhân dẫn đến TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, hội thảo còn đúc kết được kinh nghiệm thực tiễn của CĐ các cấp trong quá trình giám sát thực hiện công tác BHLĐ. Ông Huỳnh Tấn Kiệt, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, cho biết ở những nơi có nguy cơ mắc bệnh cao, sau khi nhắc nhở khắc phục tình trạng ô nhiễm, tỉnh kiên quyết yêu cầu DN đưa NLĐ đi khám sức khỏe; đồng thời hướng dẫn CĐ cơ sở tham gia với chủ DN thực hiện đúng chế độ bồi dưỡng độc hại đối với NLĐ. Bảo vệ sức khỏe NLĐ bằng chính các quy định của Bộ Luật Lao động là kinh nghiệm khá “độc đáo” của LĐLĐ tỉnh Tiền Giang. Ông Phạm Văn Khiết, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, cho biết: Ở các DN có CĐ, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo CĐ cơ sở tham gia công tác AT-VSLĐ ngay từ khi giao kết hợp đồng lao động; hướng dẫn DN ký hợp đồng phải có nội dung cụ thể về việc thực hiện chế độ, chính sách BHLĐ cho NLĐ. Đặc biệt, thỏa ước lao động tập thể được ký kết phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định về công tác BHLĐ. Kinh nghiệm của LĐLĐ tỉnh Cần Thơ là phối hợp với các ban, ngành có liên quan củng cố và nâng chất hoạt động hội đồng BHLĐ các cấp. Bà Phạm Thị Thu Vân, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Cần Thơ, cho hay: Nhờ hoạt động này, ngoài hội đồng BHLĐ cấp tỉnh, còn có 9 hội đồng BHLĐ cấp huyện, thị xã và 5 hội đồng BHLĐ các sở, ban ngành. Hiện 95% DN Nhà nước, 40% DN thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh đã thành lập hội đồng BHLĐ; 50% DN Nhà nước có cán bộ BHLĐ chuyên trách; 50% DN thành lập bộ phận y tế.
Sớm thành lập Hội đồng BHLĐ quốc gia

Hội thảo nhìn nhận: Hệ thống văn bản pháp luật khung liên quan đến BHLĐ chúng ta đã có, song các văn bản dưới luật vẫn còn thiếu, chưa kể một số đã bị lạc hậu, thiếu tính hệ thống. Do đó, Nhà nước cần bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật, chế độ liên quan đến chính sách BHLĐ, tạo điều kiện để chính sách này được “vận hành” một cách trơn tru. Nhiều ý kiến khác đề cập đến hệ thống tổ chức quản lý về BHLĐ hiện nay chưa được xây dựng và phát triển ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nhà nước cũng chưa có chương trình quốc gia về BHLĐ. Tiến sĩ Nguyễn Văn Quán, Phó Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu KHKT-BHLĐ, đề nghị: Ngoài việc thành lập Hội đồng BHLĐ quốc gia, cần xây dựng một hệ thống tổ chức quản lý, thanh kiểm tra về BHLĐ thống nhất đồng bộ, có chất lượng và hiệu quả. Yêu cầu đặt ra là hệ thống này phải thể hiện được vị trí, vai trò, chức năng và sự phân công nhiệm vụ rõ ràng của các cơ quan Nhà nước, mỗi cấp, mỗi ngành. Tổ chức CĐ cần củng cố và tăng cường bộ máy tổ chức, bố trí cán bộ làm công tác BHLĐ. Đồng thời, thành lập hệ thống kiểm tra BHLĐ của CĐ; tăng cường giáo dục ý thức tự  giác chấp hành nghiêm chỉnh về AT-VSLĐ cho DN và NLĐ.

KHÁNH CHI
Tin bài liên quan
Loading...