Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10511
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Cứ cháy là... chết người

Sau vụ cháy Zone 9 ở quận Hai Bà Trưng làm 6 người chết, trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn phải tổ chức cứu chữa phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng làm nhiều người chết.

 

 


Cháy lớn, gây hậu quả nghiêm trọng có chiều hướng “dồn” về các quận nội thành

Nhà hiện đại cũng cháy

Thời tiết hanh khô khiến cháy, nổ gia tăng, nhưng sự tăng một cách bất thường như những ngày cuối năm 2013, đầu năm 2014, thì nhiều năm nay mới ghi nhận tại Hà Nội. Nhìn lại các vụ cháy lớn thời gian qua, như cháy tại Zone 9; cháy khu nhà trọ ở phường Đội Cấn, quận Ba Đình; cháy nhà dân trong ngõ Văn Chương, quận Đống Đa; cháy nhà dân trên phố Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy; cháy khu lán tạm công nhân gần thu đô thị Usilk City, Hà Đông; cháy chợ Nhà Xanh; chung cư I9 Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, cháy nhà D11 - tập thể Nam Đồng, quận Đống Đa... hầu hết đều có người chết.

Vụ cháy tòa nhà giảng đường Đại học Ngoại thương (91 phố Chùa Láng, quận Đống Đa), kết cấu hiện đại, cao 9 tầng chiều 11-1 vừa qua, một lần nữa cho thấy sự nguy hiểm. Vụ cháy xảy ra khoảng 14h30, khi trong ngôi trường này đang diễn ra kỳ thi học kỳ. Một tòa nhà xây dựng hiện đại là vậy, tuy nhiên hệ thống PCCC vách tường được lắp đặt bên trong lại tê liệt hoàn toàn. “Chúng tôi phải rải vòi, kéo nước từ xe chữa cháy đỗ dưới sân, lên trên tầng 9, 10, 11 để dập lửa, bởi hệ thống chữa cháy vách tường lắp đặt tại từng tầng nhà không hoạt động, khiến công tác chữa cháy gặp vô vàn khó khăn” - một cán bộ Phòng Cảnh sát PC&CC Đống Đa, Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội trao đổi với PV ANTĐ tại hiện trường.

Không có nguồn nước chữa cháy tại chỗ, tòa nhà lại được ốp kính kín bên ngoài, nên khói, lửa không thể thoát ra được. Lưỡi lửa nhanh chóng phá bung các ô kính, leo theo chiều thẳng đứng lên các tầng phía trên. Sau khoảng 30 phút tổ chức cứu chữa, được sự chi viện của nhiều Phòng nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát PC&CC khu vực và trường Đại học PCCC, hơn 100 CBCS đã khống chế được hỏa hoạn, ngăn lan rộng ra khu vực xung quanh. May mắn, các sinh viên đang học tập trong tòa nhà đã kịp thoát ra ngoài, không xảy ra thương vong.

Chủ quan, thiếu kỹ năng

Nếu như vài năm trước, cháy lớn trong dịp cuối năm thường xảy ra ở khu vực ven đô, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất, kho tàng thì nay có chiều hướng “dồn” về các quận nội thành. Đáng chú ý, cháy đang “dịch chuyển” từ các cơ sở tư nhân, sang các đơn vị, cơ quan Nhà nước. Chủ quan, lơ là, thiếu hiểu biết trong công tác PCCC chính là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy lớn, nghiêm trọng.

Trở lại vụ cháy giảng đường trường Đại học Ngoại thương, một câu hỏi được chúng tôi đặt ra với đại diện Phòng Cảnh sát PC&CC Đống Đa: Tại sao một tòa nhà hiện đại, vừa đưa vào hoạt động mà hệ thống PCCC lại tê liệt? Không ai khác, lỗi thuộc về chính lực lượng PCCC cơ sở ở ngôi trường này. Chỉ huy Phòng Cảnh sát PC&CC khu vực lý giải: Tòa nhà giảng đường được xây dựng, thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn PCCC. Hệ thống điện vận hành máy bơm chữa cháy được đấu nối vào nguồn điện ưu tiên (tức là khi điện tòa nhà bị cắt thì hệ thống điện chữa cháy vẫn hoạt động bình thường - PV). Tuy nhiên khi cháy xảy ra, lực lượng PCCC cơ sở, nhân viên bảo vệ tòa nhà lại luống cuống, khóa cả điện của máy bơm chữa cháy, khiến các họng nước vách tường tê liệt. May mắn trong vụ cháy này là sinh viên, giảng viên có mặt bên trong đã kịp tự thoát ra ngoài, bởi với lượng khói, sản phẩm cháy dày đặc tỏa ra trong một “ngôi nhà kính”, nguy cơ xảy ra thương vong là rất lớn - chỉ huy Đội chữa cháy chuyên nghiệp, Phòng Cảnh sát PC&CC Đống Đa nhận định.  

Phân tích về các vụ cháy lớn thời gian qua, Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội cho biết: trung bình một năm trên địa bàn Hà Nội xảy ra khoảng 1.000 sự cố cháy, vụ cháy. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 200 vụ cần lực lượng Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp xuất xe cứu chữa, số còn lại đều do nhân dân chủ động phát hiện, tự dập tắt. Nói vậy để thấy vai trò quan trọng của lực lượng cơ sở trong phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. 

(Còn nữa)

Tin bài liên quan
Loading...