Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10706
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Cược mạng với tử thần
Không được trang bị bảo hộ lao động, nhiều công nhân đang đánh cược mạng sống của mình tại các công trình lớn ở miền Trung
 
 
Tại công trình thủy điện La Hiêng 2 (xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân - Phú Yên) do liên danh nhà thầu Chiết Giang 1 (Trung Quốc thi công với vốn đầu tư trên 500 tỉ đồng), 8 công nhân người Quảng Bình đang dùng xi măng bít lại các kẽ hở giữa những tấm bê tông trên mái đập chính. Mái đập được thiết kế nghiêng khoảng 30 độ, bề mặt phẳng lỳ, trên độ cao hơn 30 m so với mặt sông Bà Đài, xung quanh không hề có lưới bảo vệ.
 
Trong điều kiện nguy hiểm như vậy, các công nhân vẫn mang dép lê, trên người không trang bị bất cứ thiết bị bảo hộ nào song vẫn đi lại, làm việc. Chỉ một tích tắc sơ ý, bị trượt chân rơi xuống sông thì  không những chẳng mảy may sống sót mà việc tìm thấy xác cũng không dễ. “Cũng sợ lắm chứ nhưng để có đồ bảo hộ lao động, chúng tôi phải cắt bớt tiền lương để mua. Thôi thì cố gắng giữ mình để dành tiền mang về cho vợ con” - một công nhân tên là Cường nói.
 
 

Các công nhân thi công thủy điện La Hiêng 2 ở độ cao hơn 30 m nhưng không được bảo hộ lao động

Theo ông Lê Văn Bạch, Tổng Giám đốc Công ty CP VRG Phú Yên, chủ đầu tư dự án thủy điện La Hiêng 2, liên danh nhà thầu Chiết Giang 1 trúng thầu trọn gói nên tất cả các khâu vệ sinh, an toàn lao động là do đơn vị trúng thầu lo; nếu vi phạm, họ phải chịu trách nhiệm. “Trong hợp đồng với nhà thầu, chúng tôi đã ghi rõ điều đó. Chúng tôi chỉ có trách nhiệm nhắc nhở” - ông Bạch nói.
 
Ông Nguyễn Tài Soa, Trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên), cho rằng tình trạng lao động như các công nhân tại công trình thủy điện La Hiêng 2 là vi phạm nghiêm trọng Luật Lao động nhưng việc xử phạt các nhà thầu vi phạm rất khó khăn. “Phải thông báo về kế hoạch kiểm tra trước khi kiểm tra thì nhà đầu tư, nhà thầu đã trang bị và sắp xếp đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân nên chẳng phát hiện được gì” - ông Soa cho biết thêm.
 
Một cán bộ trong Ban Quản lý dự án thủy điện 3, xây dựng thủy điện Sông Hinh (Phú Yên) trước đây, cho biết để hoàn thành thủy điện này, đã có gần 10 công nhân bị thiệt mạng do tai nạn lao động. “Công trình càng lớn, khả năng gặp rủi ro tai nạn lao động càng cao. Phần lớn họ là lao động phổ thông, hợp đồng thời vụ với nhà thầu nên không được quan tâm đến bảo hộ lao động” - cán bộ này cho biết. Tuy nhiên, những cái chết do tai nạn lao động ở các công trình này thường bị giấu kín, không được báo cho các cơ quan chức năng. “Khi xảy ra tai nạn, thường nhà thầu cử công nhân mang theo một số tiền, lặng lẽ đưa thi thể nạn nhân về quê mai táng. Thế là xong, êm xuôi” -  cán bộ nói trên cho biết thêm.
 
Du di (?)
 
Một cán bộ của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên, người thường có mặt trong các đoàn kiểm tra về vệ sinh, an toàn lao động tại các công trình xây dựng, cho rằng rất nhiều lần đoàn kiểm tra biết nhà thầu vi phạm về an toàn lao động nhưng không thể xử phạt. Khi kiểm tra, họ cho biết không đủ tiền để đầu tư các trang thiết bị bảo hộ lao động nên mình cũng phải thông cảm, du di. Nếu xử phạt thì họ nghỉ hết.
 
Bài và ảnh: HỒNG ÁNH
Tin bài liên quan
Loading...