Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10214
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Đảm bảo quyền lợi cho người lao động tự do
Sáng 25-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động (AT,VSLĐ). Các đại biểu đều đánh giá cao việc tiếp thu chỉnh lý của Ban soạn thảo và dự thảo luật đã đầy đủ, bao quát hơn. Trong phiên thảo luận, nội dung việc mở rộng đối tượng áp dụng đối với tất cả người lao động được nhiều đại biểu cho ý kiến…

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với việc mở rộng đối tượng áp dụng đối với tất cả người lao động và đề nghị quy định một số chính sách cụ thể hơn về AT, VSLĐ đối với khu vực không có quan hệ lao động; một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi của chính sách AT, VSLĐ đối với khu vực không có quan hệ lao động, đề nghị làm rõ vai trò hỗ trợ của Nhà nước, nguồn lực thực thi chính sách; quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động để đảm bảo tính khả thi.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng). Ảnh: http://nld.com.vn

Đại biểu Khúc Thị Duyền (đoàn Thái Bình) nhấn mạnh, việc mở rộng đối tượng áp dụng của dự án Luật đối với người lao động thuộc khu vực không có quan hệ lao động là thể chế hóa quan điểm của Đảng, Điều 35 của Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia nhằm xây dựng môi trường an toàn cho người lao động trong khu vực này; đảm bảo quyền có việc làm và lao động công bằng của mọi công dân. Đại biểu Phùng Khắc Đăng (đoàn Sơn La) cho rằng, việc này bảo đảm quyền lợi cho người lao động tự do, khắc phục được việc chỉ bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong khu vực có quan hệ lao động như hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (đoàn Hà Tĩnh) đồng tình việc mở rộng đối tượng áp dụng và cho rằng, việc này không chỉ bảo đảm quyền cho người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn trong AT, VSLĐ; nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cơ quan Nhà nước trong việc hướng dẫn người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm AT, VSLĐ. Tuy nhiên, đại biểu Sơn cũng cho rằng, để thực hiện được cần có quy định rõ ràng cụ thể vì trong dự thảo quy định trách nhiệm của cơ quan, các cấp trong AT, VSLĐ còn chung chung, khó thực hiện.

Đồng quan điểm, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) kiến nghị, để đảm bảo khả thi, Ban soạn thảo cần giải trình rõ các vấn đề: Thứ nhất là về nguồn lực; thứ hai về quản lý; chính sách với người lao động không làm việc trong quan hệ lao động. Vì thực tế cho thấy với nguồn lực manh mún, việc quy định quản lý không chặt khiến không biết đơn vị nào có trách nhiệm làm cho các chính sách, quy định hiệu quả không cao. Đại biểu Vinh cho rằng, cần quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động để đảm bảo tính khả thi.
 
Mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động thống kê

Sáng 25-5, Chính phủ đã trình trước Quốc hội Dự án Luật Thống kê (sửa đổi). Dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) được sửa đổi, bổ sung căn bản, toàn diện, đặc biệt là phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, sửa đổi những quy định hiện hành còn hạn chế, không thống nhất, không phù hợp với thực tế về tổ chức và hoạt động thống kê hiện nay và bổ sung các quy định về hoạt động thống kê mà Luật Thống kê năm 2003 chưa quy định. Chính vì vậy, về tên gọi của Luật sẽ là Luật Thống kê (sửa đổi) thay thế Luật Thống kê năm 2003.
Luật Thống kê năm 2003 gồm 8 chương, 42 điều. Dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) bao gồm 9 chương, 74 điều. Về số lượng các điều, dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) tăng 32 điều. Trong đó bổ sung 2 chương mới là Chương V “Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến, công nghệ thông tin - truyền thông và hợp tác quốc tế trong hoạt động thống kê Nhà nước” và Chương VIII "Hoạt động thống kê ngoài Nhà nước"; tách Chương IV của Luật Thống kê năm 2003 “Công bố và sử dụng thông tin thống kê Nhà nước” thành 2 Chương mới: Chương IV “Phân tích và dự báo thống kê, công bố và phổ biến thông tin thống kê Nhà nước” và Chương VI “Sử dụng thông tin thống kê Nhà nước”; bổ sung mục 2 “Sử dụng dữ liệu hành chính trong hoạt động thống kê Nhà nước” vào Chương III. Chuyển Chương VI “Quản lý Nhà nước về thống kê” của Luật Thống kê năm 2003 vào Chương I “Những quy định chung”. Sửa đổi tên Chương V: "Hệ thống tổ chức thống kê" thành Chương VII "Hệ thống tổ chức thống kê Nhà nước". Dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) đã bỏ Chương “Khen thưởng và xử lý vi phạm” của Luật Thống kê năm 2003 và chỉ quy định tại 1 Điều của Chương I.

Dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với mọi hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả thống kê Nhà nước và ngoài Nhà nước. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của thông tin thống kê Nhà nước trong hoạt động quản lý Nhà nước nên các quy định tại Luật chủ yếu vẫn tập trung vào hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê do hệ thống tổ chức thống kê Nhà nước thực hiện. Đối với hoạt động thống kê của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê Nhà nước thực hiện chỉ quy định về mục đích, nguyên tắc, yêu cầu và phạm vi, đồng thời quy định lĩnh vực cấm hoạt động thu thập thông tin (bao gồm các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh).
Tin bài liên quan
Loading...