Năm 2017, dù tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn ở mức độ khác nhau, song công đoàn Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam đã luôn cố gắng duy trì, đảm bảo thu nhập cho người lao động ở tất cả các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh (FDI).
Hiện nay, tổng số người lao động của Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam tính đến tháng 12/2017 là 19.126 người, trong đó người lao động trong các đơn vị liên doanh (LD) của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam là 13.123 người, chiếm 68,6% lao động trong Công đoàn VEAM. Hoạt động công tác công đoàn năm 2017 đã có những bước đổi mới về công tác tổ chức, phương thức hoạt động. Với sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, công đoàn cơ sở đã mạnh dạn áp dụng phương pháp, nội dung mới trong việc triển khai tổ chức và chỉ đạo các mặt hoạt động của tổ chức công đoàn.
Theo đánh giá của ông Trần Minh Thuân, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty: Các ủy viên Ban chấp hành công đoàn đơn vị LD hiện nay đều là những cán bộ năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh, chăm lo quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp cho người lao động. Những công đoàn cơ sở (CĐCS) lớn đã có văn phòng làm việc riêng, có cán bộ chuyên trách công tác công đoàn, là điều kiện thuận lợi cho việc gặp gỡ tiếp xúc đoàn viên, đảm bảo tính độc lập của tổ chức công đoàn.
Cùng với đó, việc trích kinh phí công đoàn trở lại bình đẳng trong tất cả các loại hình doanh nghiệp (bằng 2% tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội), trong khi tổng quỹ tiền lương ổn định nên công đoàn các đơn vị FDI đã có điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, đưa hoạt động công đoàn đi vào nề nếp theo đúng luật định.
Theo đó, công đoàn các cấp đã tích cực cùng cơ quan quản lý chuyên môn đồng cấp xây dựng các nội dung, kế hoạch hành động. Trên cơ sở thực hiện việc đóng góp tư vấn, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như: Đại hội Công nhân viên chức, hội nghị người lao động, đại hội cổ đông, thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thể, đối thoại tại nơi làm việc và việc tham gia xây dựng các nội quy quy chế trong doanh nghiệp, duy trì thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia là thành viên các hội đồng, tham mưu tại cơ sở, đã trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của doanh nghiệp.
Đến nay 100% các doanh nghiệp đã thương lượng, ký kết Thỏa ước LĐTT, trong đó nội dung nhiều điểm có lợi cho người lao động cao hơn so với luật định. Các CĐCS nhất là tại các đơn vị FDI đã thống nhất, cố định lịch tiếp xúc, đối thoại giữa các đại diện lãnh đạo đơn vị và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Năm 2017, Công đoàn Tổng công ty đã trực tiếp đối thoại để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho trên 100 trường hợp, các CĐCS giải quyết được 20 trường hợp.
Các CĐCS nhất là tại các đơn vị FDI đã thống nhất, cố định lịch tiếp xúc, đối thoại giữa các đại diện lãnh đạo đơn vị và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Năm 2017, CĐ Tổng công ty đã trực tiếp đối thoại để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho trên 100 trường hợp, các CĐ cơ sở giải quyết được 20 trường hợp.
Các cuộc hội thảo, tọa đàm nâng cao năng lực hoạt động của CĐCS và đối thoại tại nơi làm việc giữa đại diện lãnh đạo đơn vị và Ban chấp hành CĐCS đã kịp thời giải quyết thỏa đáng những phát sinh trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp, quyền lợi người lao động được đảm bảo, giảm thiểu tối đa những mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra.
Song song với đó, VEAM cũng phối hợp với chuyên môn kiện toàn Hội đồng
bao ho lao dongtừ Tổng công ty đến cơ sở để công tác an toàn vệ sinh lao động được đẩy mạnh, các đợt kiểm tra được duy trì hiệu quả, các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đề cao; Từ đó, không ngừng cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, 97% người lao động được chăm sóc khám sức khỏe định kỳ.
Các ban nữ công của công đoàn Tổng công ty tới CĐCS thường xuyên được kiện toàn. Ban chấp hành công đoàn các cấp đã có sự chỉ đạo tạo điều kiện tốt để Ban nữ công và phong trào nữ công nhân viên chức lao động tổ chức và hoạt động có hiệu quả. Nhiều nội dung thiết thực đã được chủ động lồng ghép với phong trào các đơn vị như: phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng gia đình hạnh phúc”…
Cùng với các hoạt động thường xuyên của ban chuyên đề, Ban Nữ công Công đoàn Tổng công ty đã phối hợp chặt chẽ với Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, chăm lo quyền lợi chính đáng của lao động nữ, thực hiện bình đẳng giới, bồi dưỡng giới thiệu, đề bạt cán bộ nữ và thực hiện các chính sách, chế độ với lao động nữ.
Ngoài ra, Công đoàn các cấp cũng phối hợp với chuyên môn kiện toàn Hội đồng Bảo hộ Lao động từ Tổng công ty đến cơ sở để công tác an toàn vệ sinh lao động được đẩy mạnh; Các đợt kiểm tra được duy trì hiệu quả, các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đề cao, không ngừng cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, 97% người lao động được chăm sóc khám sức khỏe định kỳ.
Năm 2018, các cấp công đoàn sẽ chủ động hơn nữa trong việc tham gia quản lý sản xuất kinh doanh góp phần bảo đảm tăng trưởng khoảng 10%. Từ đó, phối hợp với chuyên môn tạo việc làm, tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ công nhân viên, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, tiếp tục đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ XI đi vào cuộc sống, góp phần vào việc duy trì và tăng trưởng bền vững của Tổng công ty trong năm 2018.
Thu Hà