Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10733
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Đánh đu mạng sống trên ngọn cổ thụ
Sau cơn bão số 1 làm nhiều cây xanh bị đổ ngã, tróc gốc vừa qua, người dân nơm nớp lo sợ tìm mọi cách để phòng chống bão, nhất là đốn hạ những cây to xung quanh nhà. Chính vì vậy, mà nghề cưa cây nơi đô thị có đất sống.

Mạng sống đánh đu trên ngọn cổ thụ

Sau cơn bão số 1 làm nhiều cây xanh bị đổ ngã, tróc gốc vừa qua, người dân nơm nớp lo sợ tìm mọi cách để phòng chống bão, nhất là đốn hạ những cây to xung quanh nhà. Chính vì vậy, mà nghề cưa cây nơi đô thị có đất sống.
 
Nghề này nhìn thấy đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường, người thợ cưa đôi khi phải leo cao 40 - 50m đốn những cây hàng trăm năm tuổi mà không có bất cứ sự bảo hiểm nào. Tuy nguy hiểm là vậy nhưng tiền công kiếm được cũng rất hậu hĩ.
 
Niềm vui trong nghề nghiệp
 
A Lũy - một thợ cưa cây - ngụ ở ấp Bình Hòa, xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương tâm sự, anh vào nghề hơn 25 năm (tuổi đời vừa tròn 40). Nghề này tuy nguy hiểm nhưng nếu có kinh nghiệm và kỹ năng thì công việc xem ra không vất vả lắm mà nguồn thu cũng đủ nuôi sống vợ con.
 
 

 
Nghề nguy hiểm.
 
Có lần một đơn vị nhà nước ở TP.HCM gọi điện thoại anh đến tỉa nhánh cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Sau đó, lãnh đạo đơn vị cho anh luôn cây cổ thụ. Anh mướn thợ đến bứng gốc đem bán lại cho người chơi kiểng, sau khi trừ tiền công anh lời hơn 70 triệu đồng chỉ trong một ngày!
 
Tuy vậy, công việc hàng ngày của A Lũy khá vất vả. Từ sáng sớm anh đã mang lỉnh kỉnh đồ nghề nào là cưa máy, xăng, nhớt, dây thừng, dây đai an toàn… bắt đầu công việc mưu sinh.
 
Khách hàng của anh là những hộ dân có cây to mọc gần nhà cần đốn hạ. Ở đô thị, thì chuyện cây mọc qua mái nhà thường gặp nhất, nhưng đốn những cây này thì rất phức tạp, trong giới “tiều phu” gọi là "cây khó”.
 
Thông thường, khách hàng yêu cầu anh hạ cây xuống đất nhưng tuyệt đối không làm hư hại nhà cửa, nếu tổn thất xảy ra bắt buộc phải bồi thường. Vì vậy, việc cưa cây phải chính xác đến từng centimet, hạ cây thế nào không đổ vào mái nhà, tránh đường dây điện, cáp điện thoại…
 
Mỗi lần gặp cây “khó” có dây điện bu quanh thì công việc đầu tiên phải làm là A Lũy leo lên bó dây điện. Sau đó, leo lên ngọn cây cắt tàn lá, rồi hạ phần ngọn đến ngang dây điện. Tiếp theo, “đôn” thành từng tấm thớt nhỏ để không làm đứt dây điện. Sau cùng mới hạ phần gốc phía dưới không còn vướng dây điện.
 
 
Chỉ cần một sơ xuất nhỏ là rước họa vào thân.
 
Niềm vui của A Lũy là mỗi khi nghe tiếng máy cưa ở gần nhà, gặp những cây khó cao chót vót qua mái nhà thì có đến hàng chục người đến xem anh cưa cây như xem xiết ở rạp. Khi đó, anh dùng hết mọi kỹ năng nghề nghiệp có được để biểu diễn cho mọi người xem.
 
Mỗi khi cưa máy hạ gốc cây đúng điểm xác định, rất nhiều người vỗ tay tán thưởng. Anh cưa cây luôn lấy đúng giá, nhưng khi hạ cây xuống an toàn thường chủ nhà rất vui vẻ và thưởng thêm.
 
Đánh đu với tính mạng
 
Giới “tiều phu” ở Bình Dương cho biết: Hiện nay có 2 “ngôi sao” đốn cây đó là anh Bình ở Thủ Dầu Một và A Lũy ở Thuận An. Cả hai người đều giỏi leo trèo như “khỉ”, hạ cây chính xác như đặt. Trong đó, A Lũy có phần nhỉnh hơn là đốn hạ cây tốc độ hơn, dám nhận những cây khó.
 
Tuy nhiên, công việc thường ngày của người thợ cưa là phải trèo trên cao cắt tàng, cưa nhánh, đu dây lên, tuột xuống… đòi hỏi kinh nghiệm và cẩn thận. Ngoài ra, họ còn phải đối phó với lũ ong vò vẽ, rắn lục, kiến vàng… chỉ cần một lần xử lý không tốt là phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.
 

Đánh đu với tính mạng.
 
Chú Năm Mơ, 62 tuổi, ngụ ở Khu du lịch Cầu ngang, Thị xã Thuận an, Bình Dương, có hơn 40 năm trong nghề cho biết: Nghề này kỵ nhất là cưa cây mít nài, cây dương, cây bồ đề. Có lần chú Năm nhận cưa cây Dương cao chỉ 6 -7m, đường kính 3 tấc, coi rất dễ ăn, nhưng khi cây ngã xuống đánh sập mái trường học ở xã An Sơn, thị xã Thuận An, chú phải bồi thường cho trường. Tính ra, chú Năm nhận cưa cây dương thấy vậy mà lỗ vốn.
 
Hiện nay, ở Bình Dương chưa có công ty chuyên về cưa cây xanh vì vậy người thợ cưa cây chỉ là những “tiều phu nơi đô thị”. Công việc của họ nguy hiểm là vậy nhưng không ai mua bảo hiểm. Nhiều người thợ cưa mơ ước có công ty nhận vào làm việc một cách chuyên nghiệp hơn, nâng cao về thu nhập và có chế độ đãi ngộ.
 
 

 
Tuy thường xuyên làm việc trên cao, nguy hiểm nhưng dụng cụ bảo hộ lao động rất thô sơ.
 
 

 
Chênh vênh ở độ cao hàng chục mét.
 
 


Niềm vui của một gia chủ khi cây được đốn hạ như ý muốn.
 
TRƯỜNG GIANG – HOÀNG VŨ
Tin bài liên quan
Loading...