Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10435
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Dấu hỏi lớn về an toàn lao động tại các công trình xây dựng tại Hà Nội
Những vấn đề bất cập trong công tác an toàn lao động tại các công trình, dự án xây dựng nhà cao tầng luôn tồn tại song song với việc phát triển đô thị. Vậy những nguyên nhân nào gây ra vấn đề này ?
 
Hầu hết, những vụ tai nạn lao động liên quan đến an toàn xây dựng đều liên quan tới các yếu tố về mặt máy móc kĩ thuật, hoặc do người lao động chưa được tập huấn về an toàn lao động nên dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.
 
Theo tìm hiểu của PV, trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động thì yếu tố máy móc, kĩ thuật đóng vai trò quan trọng. Nếu chỉ phân tích những nguyên nhân liên quan đến vấn đề lắp đặt và  sử dụng máy móc, thì đa số máy móc được sử dụng trong các công trình xây dựng cao tầng đều có nhiều lỗi kĩ thuật như hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng tự động bảo vệ khi làm việc quá giới hạn tính năng cho phép. Bên cạnh đó còn thiếu các thiết bị tín hiệu âm thanh, ánh sáng (đèn, còi, chuông), thiếu các thiết bị áp kế, vôn kế, ampe kế, thiết bị chỉ sức nâng của cần trục ở độ vươn tương ứng…
 

 
Nhiều công trình xây dựng có dấu hiệu mất an toàn lao động

Ngoài ra, nhiều nhà thầu thi công còn sử dụng những loại máy móc đã hư hỏng, các bộ phận, chi tiết cấu tạo của máy đã bị biến dạng lớn, cong vênh, rạn nứt, đứt gãy. Thậm chí, hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc chuyển động theo phương ngang, phương đứng, xoay không chính xác theo điều khiển của người vận hành. Hệ thống phanh điều khiển bị gỉ mòn không đủ tác dụng hãm. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân là do máy bị mất cân bằng ổn định. Đây là nguyên nhân thường gây ra sự cố và tai nạn bởi máy đặt trên nền không vững chắc, nền yếu hoặc dốc quá góc nghiêng cho phép khi cẩu hàng hoặc đổ vật liệu.
 
Ở nhiều dự án, còn mắc phải những vấn đề nghiêm trọng như thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn nguy hiểm, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe con người. Ngoài yếu tố về kĩ thuật, máy móc, còn có một nhân tố khác khiến các vụ tai nạn lao động diễn ra thường xuyên và phổ biến hơn, đó là người lao động. Với mức độ và tần suất làm việc ở các dự án lớn, cần một số lượng công nhân rất đông, do vậy việc đảm bảo trình độ chuyên môn, thành thục tay nghề và thao tác chuẩn xác là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều chủ thầu xây dựng còn vi phạm các yêu cầu bắt buộc trong lao động như ko đảm bảo đủ trang phục lao động, không khám sức khỏe định kì cho công nhân, không thực hiện đăng kiểm, khám nghiệm, chế độ trung tu bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ cho máy móc…
 
Từ những nguyên nhân phân tích trên, để thấy việc đảm bảo an toàn lao động tại các công trình xây dựng, các dự án lớn dường như chỉ nằm trên lý thuyết và chưa được các cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp quan tâm đúng mực. Theo thống kê từ Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, cơ quan quản lý đã được 202 biên bản điều tra trên tổng số gần 8.000 vụ tai nạn lao động xảy ra từ đầu năm 2016 đến nay, trong đó hơn 40% vụ có trách nhiệm của người sử dụng lao động. Cũng theo thống kê này có hơn 90% doanh nghiệp không thực hiện báo cáo tình hình tai nạn lao động...
 
Vi phạm an toàn, vệ sinh lao động diễn ra phổ biến nhưng mới chỉ có hơn 1.300 quyết định xử phạt trong lĩnh vực này được ban hành (từ năm 2013 đến nay); trung bình mỗi năm chỉ có 0,22% doanh nghiệp trên cả nước được thanh tra pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động… Những con số này cho thấy công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
 
Nói về vấn đề này, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, các hành vi vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động phổ biến là: Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, không kiểm tra định kỳ về kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt. Không xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Không trang bị phương tiện bảo hộ lao động; không khai báo khi xảy ra tai nạn lao động…
 
 
 
Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH

Để đảm bảo sự an toàn cho những người lao động, cũng như đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, thiết nghĩ các cơ quan chức năng, kết hợp cùng chính quyền địa phương phải quản lý chặt chẽ hơn nữa việc xây dựng, thi công, nhất là những công trình, dự án ở gần khu dân cư, đô thị. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho những người dân sống xung quanh. Bên cạnh đó, cần xử phạt nghiêm những đơn vị có dấu hiệu lơ là vấn đề an toàn lao động, không đảm bảo trật tự xây dựng để làm gương cho những doanh nghiệp khác.
 
Nguyễn Hường
 
Tin bài liên quan
Loading...