Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10524
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
“Điểm tựa” của người lao động Thủ đô
Trực thuộc Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội (TTTVPLCĐ) hoạt động nhằm bảo đảm và hỗ trợ miễn phí các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đoàn viên công đoàn, người lao động và các đối tượng khác.
 
Trong những năm gần đây, tác động của suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động khiến người lao động (NLĐ) không đủ việc làm, phải thay đổi nhiều công việc nên mang tâm lý chung lo sợ mất việc làm. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã cố tình trốn tránh không thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động, vi phạm các chế độ tiền lương, BHXH, giờ làm việc và nghỉ ngơi của NLĐ. Nhiệm vụ của TTTVPLCĐ vừa giúp NLĐ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, vừa tuyên truyền vận động NSDLĐ chấp hành đúng các quy định của Nhà nước để bảo đảm quyền lợi của NLĐ.
 
Năm 2013 là năm Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung có hiệu lực nên công tác trọng tâm của trung tâm là đẩy mạnh tuyên truyền tư vấn pháp luật để công nhân, NLĐ nắm được các quy định mới của hai bộ luật này. TTTVPLCĐ đã tổ chức 79 cuộc nói chuyện với hơn 12 nghìn công nhân, NLĐ thuộc liên đoàn lao động các quận, huyện, công đoàn ngành xây dựng, công thương, y tế, công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất tham dự; 3 buổi đối thoại trực tiếp ngay tại doanh nghiệp về các nội dung hợp đồng lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, kinh phí công đoàn… để NLĐ và NSDLĐ hiểu nhau hơn. Bên cạnh đó, cấp phát hơn một nghìn tài liệu cho NLĐ và cán bộ công đoàn; tư vấn qua điện thoại cho 385 lượt công nhân lao động; cung cấp thông tin, văn bản pháp luật cho 7 trường hợp; tư vấn bằng văn bản cho 2 trường hợp; tư vấn tại trung tâm cho 65 lượt công nhân lao động; tổ chức 2 buổi tọa đàm "Nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn viên pháp luật cơ sở và đổi mới nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật của công đoàn"; thực hiện dự án "Thúc đẩy và bảo vệ quyền của NLĐ tại các khu công nghiệp phía Bắc Việt Nam", "Thúc đẩy quyền sinh sản và tình dục trong thanh niên công nhân tại huyện Sóc Sơn và Gia Lâm". Riêng các tổ tư vấn pháp luật công đoàn cấp trên cơ sở đã tư vấn lưu động 234 cuộc, tư vấn qua điện thoại cho hơn 20 nghìn lượt công nhân viên chức, NLĐ và các cuộc tư vấn trực tiếp tại trụ sở.


 
Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, NLĐ được tuyên truyền, tư vấn, nâng cao nhận thức về pháp luật lao động, công đoàn và hiểu rõ hơn về các quyền lợi, trách nhiệm của mình trong quan hệ lao động, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, hạn chế tối đa các tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động.
 
Nói về các kết quả hoạt động mà trung tâm đã đạt được, bà Hoàng Thị Hạnh - Quyền Giám đốc TTTVPLCĐ Hà Nội cho biết, đó là nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ cán bộ trung tâm và các cộng tác viên tư vấn pháp luật tại cơ sở, bởi ngoài việc tuyên truyền quy định pháp luật chung thì người làm công tác tư vấn pháp luật còn tham gia trực tiếp các trường hợp cụ thể, theo dõi, thúc đẩy sự việc đạt kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, điều làm những người tư vấn pháp luật như bà Hạnh và đồng nghiệp trăn trở lại không ở sự vất vả và thiếu thốn của điều kiện công việc, cũng không phải sự không hợp tác của NSDLĐ mà là ở chính NLĐ chưa cương quyết bảo vệ quyền lợi của mình. Rất nhiều cuộc trao đổi tư vấn hỏi đáp quy định pháp luật đã diễn ra, nhưng khi vào việc cụ thể thì nhiều NLĐ lại ngần ngại vì "sợ". 
 
Có thể nói, TTTVPLCĐ Hà Nội đã, đang và sẽ là "điểm tựa" về pháp luật cho NLĐ Thủ đô. Tuy nhiên, để các quy định pháp luật được thực hiện có hiệu quả, không ai khác, chính NLĐ cần phải mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tin bài liên quan
Loading...