Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10522
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Điều 60 của Luật BHXH - Lỗ hổng của lưới an sinh xã hội?
Việc một số lao động không đồng tình với điều 60 của Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 1/6/2016 cho thấy khá nhiều vấn đề khi làm Luật. BHXH dù là “của để dành” được Nhà nước bảo hộ nhưng người lao động phải được chia sẻ và thuyết phục họ lựa chọn thay vì ép buộc tham gia. 
 
 
 
Điều 60 Luật BHXH được đề nghị xem xét để có giải pháp đáp ứng nguyện vọng phù hợp với quyền và lợi ích của người lao động (Ảnh minh họa. Nguồn: vov.vn)
 
 
Việc một số công nhân của Công ty TNHH PouYuen Việt Nam đình công do không đồng tình với điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 đang được dư luận hết sức quan tâm mặc dù luật này đến đầu năm 2016 mới có hiệu lực. Sau khi gặp gỡ, trao đổi với công nhân đình công cùng Công đoàn các cấp, Chính phủ đã đồng ý đề nghị Quốc hội sửa Điều 60 theo hướng để NLĐ quyền linh hoạt lựa chọn hưởng trợ cấp BHXH một lần. 
 
So với các điều 55 của Luật BHXH năm 2006 quy định BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì điều 60, Luật BHXH (sửa đổi) đã đưa ra quy định chẽ chẽ hơn, rút bớt đối tượng hơn. Mục đích không khuyến khích NLĐ nhận trợ cấp BHXH một lần mà muốn họ để cộng dồn thời gian đóng BHXH, giúp sau này NLĐ về già có đủ điều kiện nhận lương hưu hằng tháng.
 
Thật ra, khi thảo luận về dự thảo Luật này, Quốc hội đã rất thống nhất với Tờ trình số 28, ngày 7/2/2014 của Chính phủ về Dự án Luật BHXH (sửa đổi) trong đó có đề xuất bỏ quy định BHXH một lần tại Điều 55, Luật BHXH năm 2006 đang có hiệu lực thi hành đến hết 31/12/2015. Hầu hết các đại biểu Quốc hội đều nhìn nhận, chế độ BHXH bắt buộc với quỹ hưu trí, quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... là tấm "lưới đỡ" tốt khi người lao động rơi vào yếu thế. 
 
Ngay tại cuộc họp mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ và của Ủy ban Về các vấn đề xã hội xung quanh việc triển khai thực hiện điều 60 của Luật BHXH, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định, về quan điểm, mục tiêu khi xây dựng điều 60 Luật BHXH là đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phù hợp với xu hướng quốc tế, hướng đến chiến lược an sinh lâu dài cho người lao động. 
 
Quy định này có thể chưa phù hợp với một số đối tượng nào đó, trong thời điểm nào đó, nhưng phù hợp với chiến lược lâu dài, đảm bảo cho mọi người dân nằm trong vùng lưới đa tầng của an sinh xã hội, không để ai bị lọt xuống dưới đáy. Đánh giá về việc nhận BHXH một lần, một chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng, số người được nhận BHXH một lần hiện vẫn còn chưa nhiều.
 
Tuy nhiên, nếu nó trở thành xu hướng và được các quy định chính sách cho phép, thì sẽ dẫn tới sự sụp đổ của cả hệ thống. Đó là câu chuyện mà nhiều chuyên gia đã từng chứng kiến tại một số quốc gia châu Phi khi phần lớn việc chi trả BHXH là cho người lao động rút BHXH một lần. Chỉ có công chức, viên chức mới đợi đến tuổi nghỉ hưu để lĩnh lương hưu. Và như vậy, BHXH chỉ có tác dụng đối với bộ phận dân số khá giả hơn (những người có thể đợi và nhận lương hưu sau khi nghỉ hưu) mà không có tác dụng đối với những người rút ra khỏi chương trình BHXH từ sớm, thường là những người nghèo khó hơn. Vì vậy BHXH mất đi mục tiêu tốt đẹp của nó. Về phía người lao động không nên lẫn lộn giữa lương hưu và chính sách về an ninh/bảo vệ thu nhập ở thời điểm thất nghiệp. 
 
Thực tế, cũng đã xảy ra tình trạng tiếc nuối, dở khóc dở cười của những người lao động khi nhận trợ cấp một lần. Điều này cũng đã làm các nhà làm Luật phải tính đến "lưới đỡ" an sinh xã hội cho người cao tuổi trong những kiến thiết chính sách sau này. Ví dụ, năm 2007, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH khi đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải có tờ trình gửi Chính phủ để giải thích về thắc mắc của 72.000 lao động xin nghỉ và nhận tiền BHXH một lần theo Quyết định số 176/HĐBT ngày 9-10-1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được thực hiện trong bốn năm (1989-1992). Những lao động này sau khi xin nghỉ để lấy tiền BHXH một lần nhưng do tuổi già khó khăn về thu nhập đã xin trả lại khoản tiền đó để được nhận lương hưu, nhưng pháp luật không hồi tố, vì vậy cho dù có tiếc, họ cũng không thể quay ngược thời gian để thay đổi quyết định của mình. 
 
Hiện nay, đối với một số người lao động mà hầu hết họ là lao động nông nghiệp, nông thôn vào đô thị để tìm kiếm việc làm trong một vài năm nhằm có tiền tích lũy mang về quê thì cho rằng lấy BHXH một lần là có lợi cho sinh kế, lập nghiệp tại quê hương hơn. Nhất là những lao động trong các khu công nghiệp còn khó khăn đặc biệt khu vực dệt, may da giày. Ngay tình trạng mới đây của một giáo viên mầm non ở Tiên Lữ - Hưng Yên khi tính lương hưu không đủ tiền ăn sáng cũng làm cho người lao động bất an. 
 
Đó là những thực tế cần đồng cảm và chia sẻ cùng NLĐ và các cấp Công đoàn phải nắm bắt để đề xuất trước khi làm Luật. Việc Chính phủ đề nghị với Quốc hội sửa Điều 60 là xuất phát từ tình hình thực tiễn của NLĐ. Vấn đề này Quốc hội sẽ cân nhắc quyết định sao cho hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lâu dài của người lao động. Điều quan trọng là người lao động cần được thuyết phục lựa chọn BHXH thay vì bị ép buộc tham gia. Bởi hơn hết, NLĐ chính là yếu tố trung tâm và cốt lõi của chính sách BHXH.
 
Tin bài liên quan
Loading...