Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10736
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Điều kiện bảo hộ và xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, tiếp tục nâng cao nhận thức cho người dân, các tổ chức và cá nhân có liên quan, nhằm đưa Luật Sở hữu trí tuệ vào cuộc sống là điều cần thiết.
Ở Việt  Nam , bảo hộ sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Song, ý tưởng về bảo hộ sở hữu trí tuệ mà trước tiên là quyền tác giả đã được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10, 12, 13). Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân, quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và bảo đảm quyền tư hữu tài sản cùng quyền lợi của trí thức. Năm 1986 đánh dấu một mốc mới trong hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định 142/CP - văn bản riêng biệt đầu tiên để điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả. Từ đó đến nay còn có nhiều văn bản, sửa đổi thể hiện một bước tiến đáng kể trong hoạt động lập pháp về lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ.
 
 
 
1.  Sáng chế
Sáng chế là các giải pháp cho những vấn đề chuyên biệt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Một sáng chế có thể là sản phẩm hoặc quy trình và được bảo hộ nếu đáp ứng tính mới, tính sáng tạo và có khả năng ứng dụng công nghiệp.
Trên cơ sở khái niệm chung nhất được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương như Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hiệp định TRIPs…, các quốc gia định nghĩa sáng chế theo pháp luật nước mình.
Theo Điều 4 Luật SHTT, “sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Quyền SHCN đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Luật SHTT hiện hành, sáng chế được bảo hộ theo hai hình thức: cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (Điều 58 Luật SHTT). Để được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế, sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới; có trình độ sáng tạo; có khả năng ứng dụng công nghiệp. Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, sáng chế “… không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới; có khả năng áp dụng công nghiệp”. Như vậy, trong trường hợp bảo hộ như giải pháp hữu ích, sáng chế không nhất thiết phải thể hiện “trình độ sáng tạo”.
Những chủ thể có quyền đăng ký sáng chế có thể nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam (đối với cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam).
Đơn yêu cầu bảo hộ sẽ được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn; việc thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền theo các điều kiện bảo hộ và phạm vi bảo hộ sẽ được thực hiện đối với đơn hợp lệ về hình thức và có yêu cầu thẩm định nội dung.
Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực 20 năm. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực 10 năm.
2. Kiểu dáng công nghiệp (“KDCN”)
 
 Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của hoạt động sáng tạo ra mẫu hoặc hình dáng bên ngoài cho các sản phẩm sản xuất đồng loạt với chi phí có thể chấp nhận được nhằm mục đích thỏa mãn thị giác của khách hàng và tính hiệu quả của chức năng sản phẩm.
Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là một hình dáng, mẫu hoặc sự tạo dáng mang tính trang trí sản phẩm. Hình dáng, mẫu sản phẩm có thể được bảo hộ theo kiểu dáng hai chiều hoặc ba chiều. Hình dáng bên ngoài hoặc họa tiết trang trí bên ngoài của sản phẩm mang tính thẩm mỹ là một trong những yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm này thay vì lựa chọn sản phẩm khác có cùng một chức năng, công dụng.
Theo Hiệp đình TRIPs, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Các quốc gia thành viên có quyền quy định trong pháp luật quốc gia  rằng kiểu dáng công nghiệp không được coi trọng là mới hoặc nguyên gốc nếu không khác biệt cơ bản với kiểu dáng đã biết hoặc với tổ hợp các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng đã biết.
 Có thể cho rằng, hai KDCN không được coi trọng là khác biệt cơ bản với nhau nếu chỉ khác biệt bởi các đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết và ghi nhớ được và các đặc điểm đó không thể dùng để phân biệt tổng thể hai KDCN đó với nhau.
Trên cơ sở quy định của TRIPs, các quốc gia có thể loại trừ những hình dáng chỉ thể hiện các đặc tính kỹ thuật và chức năng ra khỏi đối tượng được bảo hộ như KDCN.
Theo Điều 4 Luật SHTT, KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới; có tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp.
Quyền SHCN đối với KDCN được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Bằng độc quyền KDCN. Để được cấp bằng độc quyền, đơn đăng ký KDCN phải được thẩm định hình thức và nội dung Tương tự như đối với sáng chế, việc thẩm định hình thức nhằm đánh giá tính hợp lệ của đơn, việc thẩm định nội dung nhằm đánh giá khả năng bảo hộ đối với KDCN. Tuy nhiên, khác với sáng chế, việc thẩm định nội dung đơn KDCN áp dụng đối với tất cả các đơn KDCN được coi là hợp lệ mà không cần phải yêu cầu thẩm định nội dung. Bằng độc quyền KDCN có hiệu lực 5 năm và có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm
Ngoài ra, KDCN có thể được bảo hộ như một đối tượng của quyền tác giả. Trong trường hợp đó, quyền tác giả phát sinh tại thời điểm kiểu dáng được sáng tạo và định hình mà không nhất thiết phải đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả sẽ hỗ trợ cho quá trình xác định thời điểm phát sinh quyền khi tranh chấp xảy ra.
 3. Thiết kế bố trí
Thiết kế bố trí mạch tích hợp là một khái niệm mới trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và đặc biệt mới đối với Việt Nam.
 
Thiết kế bố trí (topography) được định nghĩa tại Điều 2(ii) của Hiệp ước về Sở hữu trí tuệ liên quan đến mạch tích hợp (gọi tắc là “IPIC”) là cách bố trí trong không gian ba chiều của các phần tử, bất kể thể hiện dưới hình thức nào, trong đó ít nhất một phần tử là phần tử tích cực, và một số hoặc tất cả các mối nối của mạch tích hợp hoặc cách bố trí trong không gian ba chiều được thiết kế để sản xuất mạch tích hợp. Luật SHTT Việt Nam đưa ra khái niệm sau: thiết kế bố trí là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (Điều 4). Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện bao gồm tính nguyên gốc và tính mới thương mại.
Mạch tích hợp có hai chức năng liên quan đến nhau: lưu trữ thông tin (mạch nhớ) và thực hiện các thuật toán logic đối với thông tin (mạch logic). Nếu như mạch tích hợp nhớ của các nhà sản xuất khác nhau hầu như không khác biệt nhau và có thể thay thế cho nhau thì mạch tích hợp logic của họ lại không thể dùng lẫn cho nhau. Như vậy, có hai đòi hỏi trái ngược nhau trong quá trình xác lập quyền SHCN đối với mạch tích hợp. Người sử dụng muốn rằng các sản phẩm mạch tích hợp có khả năng thay thế lẫn nhau (mạch nhớ) hay tương thích với nhau (mạch logic), nhờ đó có thể sử dụng linh kiện từ các nguồn khác với nhà sản xuất nguyên gốc. Ngược lại, các nhà sản xuất sản phẩm nguyên gốc lại muốn ngăn chặn việc sản xuất và cung cấp trái phép các sản phẩm tương thích, hay có thể thay thế. Khả năng ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sản xuất và cung ứng các mạch IC tương thích, mạch IC có khả năng thay thế phụ thuộc vào phạm vi quyền sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch IC.
Bên cạnh đó, “mạch tích hợp” được hiểu bao gồm dạng bán thành phẩm cũng như dạng thành phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là thiết kế bố trí của các sản phẩm được bán dưới dạng chưa hoàn thiện và được người tiêu dùng hoàn thiện sẽ được coi là đối tượng có khả năng được bảo hộ.
 Quyền SHCN đối với thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn do Cục SHTT cấp. Đơn đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí được thẩm định hình thức nhằm đánh giá tính hợp lệ của đơn mà không được thẩm định nội dung. Giấy đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau: kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại đầu tiên hoặc kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí (khoản 5 Điều 93 Luật SHTT).
Tin bài liên quan
Loading...