Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng lượt truy cập: 10554
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Dự thảo 2 Nghị định mới về điều kiện kinh doanh
Bộ NNPTNT vừa công bố dự thảo Nghị định về quản lý thức ăn chăn nuôi và dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y, trong đó có các quy định về điều kiện kinh doanh.
 

Theo dự thảo Nghị định, người sản xuất thức ăn chăn nuôi phải ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 3 năm Tại dự thảo Nghị định về quản lý thức ăn chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất các điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi và điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi…

Theo đó, địa điểm sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi phải nằm trong khu quy hoạch hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền; có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; có tường bao hoặc rào chắn ngăn cách với bên ngoài…
 
Nhà sản xuất phải có dây chuyền sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi; có thiết bị, dụng cụ đo lường, giám sát chất lượng đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định theo định kỳ; có phòng thay trang phục, bảo hộ lao động, trang bị bảo hộ lao động phù hợp…
 
Còn các đại lý, các cửa hàng bán lẻ thức ăn chăn nuôi cũng phải đáp ứng một số điều kiện, như có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp; có giải pháp phòng chống động vật gây hại; có hợp đồng mua bán với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi trong đó có quy định về đảm bảo chất lượng, an toàn thức ăn chăn nuôi và trách nhiệm của các bên.
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
 
Điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y
 
Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất quy định về điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y.
 
Theo đó, nhà xưởng phải có thiết kế phù hợp với qui mô và loại thuốc sản xuất, tránh được ngập lụt, thấm ẩm và sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; có vị trí ngăn cách các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài; sử dụng vật liệu có kết cấu vững chắc, phù hợp, bảo đảm an toàn lao động và sản xuất; nền nhà cao ráo, mặt sàn nhẵn, không rạn nứt, không trơn trượt, không ngấm hoặc ứ đọng nước, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tường và trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh; có hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp; có hệ thống cấp và xử lý nước sạch bảo đảm cho sản xuất; có hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; có hệ thống báo cháy, chữa cháy; thoát hiểm cho người theo quy định.
 
Bên cạnh đó, kho chứa đựng nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm phải phù hợp với quy mô sản xuất và phải tránh được ngập lụt, thấm ẩm và sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; nền sàn cao ráo, không ngấm hoặc ứ đọng nước…  
 
Còn máy móc, thiết bị, dụng cụ phải được bố trí, lắp đặt phù hợp với qui mô và loại thuốc sản xuất; có hướng dẫn vận hành; có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng; có quy trình vệ sinh và bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh, không gây nhiễm hoặc nhiễm chéo giữa các sản phẩm; có đủ trang thiết bị phục vụ sản xuất.
 
Một nội dung rất đáng chú ý khác trong dự thảo là các quy định về tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật.
Tin bài liên quan
Loading...