Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10523
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Đừng ”sống” mãi nhờ... bảo hộ
Cùng với việc nhập khẩu 50.000 tấn đường của Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai từ Lào theo cam kết của Chính phủ hai nước, bài viết trên công luận mổ xẻ toàn diện những yếu kém hiện nay của ngành mía đường Việt Nam của một lãnh đạo Bộ Công thương đã như "giọt nước tràn ly", tạo nên phản ứng tức thì của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Và cuộc tranh luận việc cần mở cửa cạnh tranh hay tiếp tục bảo hộ cho ngành này đã cho chúng ta thấu hiểu phần nào "chuyện trong nhà" - cả về phía các doanh nghiệp trong ngành này cũng như trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
 
Như lộ trình cam kết, đến năm 2018 Việt Nam phải thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), nghĩa là khi đó toàn bộ các nước ASEAN là một thị trường, đường ngoại nhập vào nội địa với thuế suất 0%. Từ bây giờ tới thời điểm đó còn 3 năm. Như phát biểu của lãnh đạo Hiệp hội Mía đường, "mong muốn" của ngành là… thực hiện đúng lộ trình, đừng "buông" sớm việc… bảo hộ. Xét cho cùng đề xuất ấy cũng là có lý, xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp trong hiệp hội. Nhìn nhận khách quan, kể từ khi hình thành ngành mía đường, Nhà nước ta đã luôn quan tâm quy hoạch, đầu tư hỗ trợ phát triển và bảo hộ bằng hàng rào thuế quan. Sống trong nhung lụa ai chả muốn, cực chẳng đã mới phải "buông" việc bảo hộ. Như con số thống kê trong 3 năm (2012-2014) của các doanh nghiệp như Cty cổ phần Đường Biên Hòa, Cty cổ phần Mía đường Lam Sơn, Cty cổ phần Đường Ninh Hòa… thì lợi nhuận trước thuế hằng năm của các đơn vị này luôn đạt từ trên 40 tỷ đồng cho tới trên 100 tỷ đồng và năm sau luôn cao hơn năm trước.


 
Lợi như thế, kéo dài thêm chừng nào hay chừng đó, chuyện ra sao, sau hẵng tính.
 
Tuy nhiên, cơ chế bảo hộ của Nhà nước là nhằm mục tiêu bảo vệ thị trường nội địa, nâng cao đời sống cho người trồng mía, thúc đẩy ngành mía đường Việt Nam phát triển, nâng dần khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, với hai thành phần chính tham gia ngành mía đường thì trong khi các doanh nghiệp làm ăn có lãi (do cơ chế bảo hộ chứ không phải cải thiện năng lực cạnh tranh), người nông dân bao năm qua luôn trong cảnh thiệt thòi, thậm chí nhiều người phải đốt mía, phá mía trồng cây khác. Còn người tiêu dùng, các doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu đường (đặc biệt là chế biến thực phẩm) thì phải chấp nhận mua đường giá cao gấp rưỡi mức giá ở một số nước trong khu vực mà rõ nét nhất là Thái Lan và láng giềng là Lào. Thực hiện cơ chế bảo hộ mà lợi ích người nông dân không được hưởng, nền kinh tế không được hưởng, các ngành khác cũng không được hưởng trừ các doanh nghiệp trong… Hiệp hội mía đường thì họ muốn níu kéo thời gian cũng là không lạ.
 
Thêm một chuyện nữa, đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Như ý kiến của các chuyên gia kinh tế, không phải cứ doanh nghiệp này, ngành kia muốn bảo hộ là được bảo hộ, phải có sự đồng ý, xem xét và thẩm định của cơ quan quản lý mới làm được điều này. Chúng ta thực hiện bảo hộ cho ngành mía đường mà lợi ích chỉ thuộc về các doanh nghiệp trong ngành, còn người nông dân trồng mía cũng như toàn xã hội lại là đối tượng gánh chịu hậu quả. Lại nữa, việc bảo hộ ngành mía đường được thực hiện trong một thời gian dài, song sự sát sao trong giám sát, đánh giá hiệu quả, tác động của cơ chế, chính sách đang thực thi của cơ quan quản lý rõ ràng chưa chặt chẽ. Điều đó dẫn đến việc chưa có những điều chỉnh phù hợp trong chính sách bảo hộ của Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích cho người trồng mía cũng như quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm đường.
 
Trên đây là một phần "chuyện trong nhà" khiến nhiều doanh nghiệp của Hiệp hội mía đường Việt Nam đang "sống" nhờ… bảo hộ. Về việc này, một chuyên gia kinh tế của Trường ĐH Nông - Lâm TP Hồ Chí Minh nêu hình ảnh: "Một đứa trẻ nếu cứ bế ẵm hoài sẽ chậm, thậm chí không biết đi. Hãy thả nó ra, nó có thể ngã nhưng sẽ tự đứng dậy và sẽ biết đi". Còn một nhà quản lý khác phân tích, hãy tháo dần việc bảo hộ, điều đó là rất cần thiết để các doanh nghiệp cạnh tranh sòng phẳng, hoặc tồn tại hoặc bị loại trừ.
Tin bài liên quan
Loading...