Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10723
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Đừng thờ ơ với an toàn lao động
Số nạn nhân tử nạn do tai nạn lao động (TNLĐ) khi thi công các tòa nhà cao tầng có chiều hướng ngày một tăng. Nguyên nhân phần lớn do người lao động chủ quan, còn DN đôi khi mải chạy theo lợi nhuận mà không tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động (ATLĐ).

 
Tại một tòa nhà cao tầng đang xây dựng trên đường Kim Mã (quận Ba Đình), hàng chục lao động làm việc trên giàn giáo có độ cao khoảng 15m. Người xây, người chát vữa, người vận chuyển hồ. Phía ngoài tòa nhà là 3 lao động từ 18-35 tuổi đang thực hiện lắp hệ thống cửa kính. Đồ bảo hộ lao động của họ chỉ là bộ quần áo công nhân, đôi giày bata, còn lại không có gì khác….

Anh Nguyễn Văn Toàn (30 tuổi, quê huyện Trực Ninh, Nam Định), cho biết, anh vào làm ở đây cũng tình cờ. Cách đây vài tháng, vợ chồng bàn bạc rồi anh khăn gói lên Hà Nội. Hành trang mang theo của anh chỉ là vài bộ quần áo và bộ hồ sơ. Đến nơi, chủ sử dụng xem qua hồ sơ, thấy khỏe mạnh, hỏi vài câu rồi ký hợp đồng lao động thời vụ và sắp xếp công việc. Hôm sau, anh được phát bộ quần áo xanh, một chiếc mũ nhựa trắng rồi đưa ra công trường và trở thành công nhân xây dựng. Theo anh Toàn, lao động làm việc tại đây phần lớn từ quê lên. Tranh thủ lúc nông nhàn, họ tranh thủ kiếm thêm việc. Không mấy người được đào tạo qua trường lớp, có chăng ở quê họ đã từng là thợ xây có chút kinh nghiệm.

Với những người thợ kiểu này, kiến thức ATLĐ có được chủ yếu do người đi trước bảo người đi sau. Ví như, khi làm việc trên cao thì phải thắt dây an toàn, phải đi giày, đi găng tay, mặc quần áo bảo hộ, đầu đội mũ. Lý thuyết là thế, nhưng thực tế rất ít người mang đúng và đủ trang thiết bị bảo hộ lao động đơn giản bởi vì… “vướng”. Khi chúng tôi hỏi về các phương tiện bảo vệ cá nhân như giầy chống trượt, thiết bị chống giật khi hàn, khoan, hoặccách xử lý những tình huống bất ngờ trên cao, anh Toàn chỉ lắc đầu cười trừ.

Theo ông Đặng Khắc Tuấn, kiểm định viên Kỹ thuật An toàn và Tư vấn xây dựng (Cục Giám định công trình nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng),có nhiều nguyên nhân xảy ra TNLĐ khi thi công trên các tòa nhà trên cao. Trong đó có liên quan nhiều tới việc người lao động phần lớn chưa được đào tạo bài bản, chỉ làm việc theo kinh nghiệm. Thêm đó còn là hạn chế do không biết cách sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại, một phần cũng do người lao động ngại khó hoặc ngại tiếp thu, dẫn đến xem thường những quy định đảm bảo an toàn như, không đội mũ, không thắt dây an toàn, tùy tiện cẩu thả…
Về phía người sử dụng lao động, vì muốn tiết kiệm nên họ tuyển dụng lao động mang tính mùa vụ. Do vậy nhiều khi không nắm được tình hình sức khỏe của từng lao động lại bố trí người không đủ điều kiện làm việc trên cao. Có người sợ độ cao, có người huyết áp cao nhưng chủ không biết, dẫn đến nguy cơ tai nạn tăng. Cùng với đó còn có cả việc trang bị máy móc, thiết bị kém chất lượng, đã cũ hoặc hết khấu hao nhưng vẫn được tận dụng sử dụng tại công trường.

Có thể khẳng định việc chưa chú trọng công tác huấn luyện ATLĐ là nguyên nhân chính dẫn đến TNLĐ tăng. Ông Tuấn dẫn chứng, tại các nước tiên tiến, trước khi đưa lao động đi làm việc trên các tòa nhà cao tầng, lao động phải trải qua một khóa huấn luyện từ 10 đến 15 ngày. Trong thời gian đó, lao động sẽ được trang bị lý thuyết xây dựng cơ bản, cách xử lý những tình huống có thể xảy ra khi làm việc, đặc biệt họ sẽ thực hành ngay tại chỗ. Ngoài ra, lao động sẽ được trang bị bộ đồ bảo hộ lao động gồm giày chống trượt, đai lưng, quần áo, mũ, kính…. Chỉ khi đảm bảo đủ các yêu cầu về an toàn người lao động mới được phép bắt tay vào thực hiện công việc của mình./.
 
P.V
Tin bài liên quan
Loading...