Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10432
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Hãi hùng mục kích lò cà phê bẩn
Những công nhân không mặc quần áo bảo hộ lao động liên tục dùng xẻng lớn để xúc hỗn hợp cà phê, đậu nành ra khỏi máy xay đổ ra sàn nhà, những chiếc thùng lớn chứa phẩm màu, đường hóa học, nước mắm và hàng loạt phụ gia khác được xếp trong xưởng đề tưới vào cà phê cho thêm vị đậm đà.
 
Ngày 15/7/2016, đoàn kiểm tra liên ngành TP.HCM đã bất ngờ ập vào kiểm tra một số cơ sở chế biến cà phê nghi sản xuất hàng kém chất lượng trên địa bàn thành phố.
 
Theo chân đoàn kiểm tra, chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến cái gọi là “công nghệ” chế biến cà phê siêu bẩn: độn đậu nành, bắp, hóa chất, hương liệu. Điều đáng nói là “công nghệ” này được đang thực hiện vô cùng phổ biến một cách hiển nhiên tại Việt Nam.
 
Giẫm dép lên cà phê
 
Tại một cơ sở sản xuất cà phê nằm ở phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân (TP.HCM), đoàn kiểm tra đã bắt quả tang cảnh các công nhân tại đây đang đổ một xô lớn màu caramel công nghiệp vào máy rang, trộn cà phê và đậu nành. Sau khi rang xong, cà phê và đậu được đổ hết ra sàn nhà bên dưới gồm hai bể hình chữ nhật, các công nhân tiếp tục dùng xúc, xẻng để chuyển cà phê.
 
Điều khiến chúng tôi lo ngại là các công nhân này không hề mặc quần áo bảo hộ lao động được quy định trong ngành chế biến thực phẩm, thậm chí họ còn mang dép nhựa đi hẳn vào khu đang chứa cà phê và vô tư dẫm lên mớ cà phê đang nằm vương vãi trên sàn.
 
 


Những chai nước mắm này sẽ được trộn với các thùng hóa chất pha vào đậu nành tạo thành cà phê. Ảnh Bùi Thư 
Gần đó là một khu vực gồm nhiều thùng nhựa trắng chứa phẩm màu, đường hóa học, bơ công nghiệp, hương cà phê cùng nhiều loại hóa chất khác. Nhiều lô nước mắm cũng nằm cạnh số phụ gia này mà theo giải thích của chủ cơ sở thì vốn được dùng để tưới thêm vào cà phê nhằm tăng độ đậm đà.
 
“Nếu khách hàng nào ăn chay thì chúng tôi sẽ không dùng nước mắm mà thay bằng muối” – ông cho biết. Quan sát kỹ thì còn thấy cả dụng cụ lau nhà đặt cạnh xẻng trộn cà phê.
 
Trong khi đó, tại một cơ sở khác nằm sâu trong một khu dân cư ít người ở huyện Bình Chánh, mùi cà phê nồng nặc bao trùm khắp không gian xung quanh khu nhà xưởng này mà theo một cán bộ kiểm tra thì chỉ có cà phê trộn hương liệu mới có mùi như vậy.
 
Tại đây, đoàn cũng đã phát hiện ra một số lượng lớn cà phê độn đậu nành, bắp đã được cho sẵn vào bao chuẩn bị chuyển đi nơi khác. Hai người đang làm việc tại cơ sở này là người từ nơi khác, không có hộ khẩu địa phương và khá dữ dằn, liên tục gây khó dễ với đoàn cán bộ kiểm tra, xua đuổi phóng viên.
 
 


Những chai nước mắm này sẽ được trộn với các thùng hóa chất pha vào đậu nành tạo thành cà phê. Ảnh Bùi Thư 
Ở những cơ sở bị kiểm tra trong đợt này, điểm chung dễ nhận biết là nơi sản xuất cà phê bẩn, độc, trộn đều nằm ở ngoại thành, trong hẻm sâu và rất khó tìm. Không gian chế biến cà phê rất tối tăm, ẩm thấp, nước chảy lênh láng và mất vệ sinh. Những thùng hóa chất, hương liệu nằm la liệt đầy ghét bẩn, không hề có một dụng cụ bao bọc nào. Hiện số lượng cà phê độn của những cơ sở này đã bị niêm phong và chờ kết quả kiểm định chất lượng và xử lý sai phạm.
 
Uống cà phê, nuốt hóa chất và đậu nành ràng cháy
 
Vậy câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu phần trăm cà phê được dùng trong công nghệ chế biến kiểu này?
 
Theo giải thích của chủ cơ sở thuộc quận Bình Tân thì tỉ lệ 70% cà phê và 30% đậu/bắp là bình thường, “được cho phép”, trong khi theo lời của một cán bộ kiểm tra thì như vậy là ngụy biện, cà phê chất lượng phải có 90% cà phê thật.
 
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về tỉ lệ thực tế được pha trộn hiện nay tại cơ sở, ông giải thích: “Tụi tui làm gia công nên tỉ lệ này thì tùy vào nhu cầu của khách hàng thôi. Có khi 60-40, có khi 50-50, hoặc cao hơn chút”. Như vậy trong một ký cà phê kém chất lượng bán ngoài thị trường, có bao nhiêu phần trăm là cà phê thật hoàn toàn phụ thuộc vào “nhu cầu” của...người bán, chứ không phải người mua.
 
 


Cây lau nhà đặt cạnh xẻng trộn cà phê tại một lò sản xuất cà phê bẩn , trộn tại huyện Bình Tân, TP.HCM. Ảnh: Linh Nam  
Nếu đại lý cà phê muốn hạ vốn và tăng lợi nhuận, họ chỉ việc yêu cầu lò sản xuất chế biến theo công thức, tỉ lệ riêng của mình. Mới đây, sau 3 đợt khảo sát từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016, trên các mẫu cà phê bột và cà phê nước tại Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Sóc Trăng và Lâm Đồng, kết quả cho thấy tổng cộng có tới 9 mẫu cà phê hoàn toàn không phát hiện hàm lượng caffeine. Tức là người mua cà phê đang phải trả một khoản tiền bằng giá cà phê thật để đồi lấy phần lớn là đậu nành, bắp hạt rang cháy. 
 
Riêng vấn đề tẩm ướp hóa chất vào cà phê, đoàn kiểm tra cũng lập biên bản ghi nhận số lượng hương liệu, phụ gia được trữ ở các cơ sở. Việc trộn hương hóa học hay phụ gia trong quá trình chế biến thực phẩm sẽ không đáng lo ngại nếu biết rõ nguồn gốc hóa chất và kiểm soát được liều lượng trong giới hạn cho phép. Khi được yêu cầu xuất trình hóa đơn, chứng từ mua các loại hóa chất này, các chủ cơ sở không thể cung cấp đầy đủ.
 
Còn nhớ trong một cuộc kiểm tra vào tháng 7/2012 tại cơ sở T.P ở phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, ngành chức năng đã phát hiện hóa chất và hương liệu tại đây được mua dễ dàng tại chợ Kim Biên – khu chợ trời kinh doanh các mặt hàng hóa chất lớn nhất phía Nam.
 
Rõ ràng, việc uống cà phê hiện nay của người Việt là một sự thiệt thòi vô lý ở một đất nước có thành tích xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Theo thống kê mỗi năm người Việt Nam tiêu thụ khoảng hơn 16, 8 tỷ ly cà phê, trung bình khoảng 46 triệu ly được uống mỗi ngày. Chưa kể người ghiền cà phê có khi uống 3-4 ly mà không biết mình đang uống nước đậu nành, bắp rang cháy.
 
Người tiêu dùng đã và đang bị lừa một cách chuyên nghiệp và công khai. Đó là chưa kể đến những hiểm họa tiềm tàng với sức khỏe người dùng trong việc uống vào thứ cà phê độn ngũ cốc rang cháy tẩm hàng chục loại hóa chất không rõ nguồn gốc. Cần một giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa giữa các ban ngành có liên quan để cà phê Việt được sạch một cách đúng nghĩa.
Tin bài liên quan
Loading...