Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10561
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Hiểm nguy rình rập từ nghề khai thác đá
Nghề khai thác đá vốn khắc nghiệt và nguy hiểm đến tính mạng, người làm nghề này vừa phải đối mặt với bụi bặm, ô nhiễm, thậm chí là cả tính mạng.
 
 
Chỉ 15% người lao động được huấn luyện
 
Quan sát tại nhiều mỏ khai thác đá cho thấy, nhiều mỏ không tuân thủ đúng quy định, vi phạm về chiều cao tầng, góc nghiêng sườn tầng và trình tự khai thác, luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ). Chính vì vậy, năm nào tại các mỏ đã cũng xảy ra tai nạn, nhẹ thì bị thương, nặng thì thiệt mạng, phá hỏng nhiều tài sản.
 
 
Nghề khia thác đá là một trong những nghề có tính chất nguy hiểm cao.
Ảnh: Internet

Nghề khai thác đá là nghề khắc nghiệt và rất nguy hiểm, tuy nhiên hầu hết người lao động tại các mỏ đá lại không được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động, một số nơi có trang bị bảo hộ cho người lao động nhưng do thói quen nên họ không sử dụng. Khi được hỏi, nhiều người lao động cho biết, họ vẫn biết nếu không dùng bảo hộ lao động sẽ tổn hại cho sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vì trước nay không dùng nên đã thành thói quen. Và điều này khiến cho người lao động trở thành người vi phạm quy định về an toàn lao động, nên khi xảy ra tai nạn lao động, khi đó người lao động phải chịu nhiều thiệt thòi.
 
Nhiều ý kiến cho rằng, thói quen này do thiếu nhận thức, chính vì vậy, không ít người lao động bỏ qua các nguyên tắc an toàn, khoa học trong quá trình khai thác, miễn sao khai thác được nhiều sản phẩm.
 
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, tai nạn lao động tại các mỏ khai thác đá xảy ra ngày càng nhiều là do công tác bảo đảm ATLĐ còn kém. Theo đó, các chủ cơ sở khai thác đá chưa chú ý tới việc đào tạo công nhân làm việc, như việc đánh mìn không theo quy trình. Trong khi đó, các phương tiện như máy móc, thiết bị khai thác tại các mỏ đá còn thiếu, máy móc cũ kỹ và đa phần chỉ có một số máy khoan phục vụ nổ mìn, một vài máy xúc, gạt… còn lại là lao động thủ công sử dụng búa đập, bốc đá bằng tay nên không đảm bảo ATLĐ và vệ sinh môi trường.
 
Đặc biệt là tình trạng thiếu cán bộ chuyên môn kỹ thuật có tay nghề, không chấp hành đầy đủ quy trình khai thác, bất chấp các quy định về đảm bảo an toàn. Qua kiểm tra tại các mỏ đá, số cán bộ có chuyên môn kỹ thuật về khai thác mỏ, địa chất có trình độ trung cấp trở lên chưa nhiều, số công nhân làm việc trực tiếp tại các mỏ đá được đào tạo chính quy tại các trường công nhân nghề mỏ là rất ít. Từ đó dẫn đến quy trình hoạt động khai thác không đảm bảo.
 
Điều này thể hiện trước hết là quản lý, sử dụng vật liệu nổ. Quá trình khai thác mỏ, phá đá bắt buộc phải dùng vật liệu nổ công nghiệp, quy trình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp luôn đòi hỏi phải tuân thủ những điều kiện hết sức nghiêm ngặt về trang thiết bị, vật tư, kỹ thuật, chính vì vậy trong các giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản đều yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ quy trình an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có phương án sử dụng vật liệu nổ trong khai thác, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
 
Theo Bộ trưởng bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, việc tuân thủ luật pháp về an toàn vệ sinh lao động của nhiều doanh nghiệp chưa nghiêm, một số cơ sở thực hiện chỉ nhằm đối phó với sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Chỉ 15% người lao động được huấn luyện về an toàn lao động.
 
Hiểm nguy rình rập!
 
Báo cáo về tình hình tai nạn lao động trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, tai nạn khai thác đá hiện đứng ở vị trí thứ 2, chỉ đứng sau tai nạn về xây dựng.
 
Đơn cử như Thanh Hóa hiện có gần 300 mỏ, điểm mỏ với 42 loại khoáng sản. Những năm qua, hoạt động chế biến, khai thác đá đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, việc bảo đảm an toàn lao động (ATLĐ) trong khai thác đá vẫn còn hết sức khó khăn, bởi một bộ phận người lao động, chủ sử dụng lao động thực hiện chưa nghiêm túc công tác ATLĐ, khiến nhiều vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra... Theo báo cáo của Sở LĐ-TBXH Thanh Hóa, năm 2013, toàn tỉnh đã xảy ra 44 vụ tai nạn lao động tại 33 doanh nghiệp, làm 21 người chết, 31 người bị thương, trong đó 17 vụ có người chết, 5 vụ có từ 2 người chết trở lên.
 
Còn ở tỉnh Phú Thọ, năm 2013 toàn tỉnh đã xảy ra 42 vụ tai nạn lao động, trong đó có 39 người thương và 4 người thiệt mạng. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh cũng đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động với 17 người bị tai nạn lao động trong đó có 4 người chết, 2 người bị thương nặng, 1 người bị thương nhẹ. Theo Sở LĐ-TBXH tỉnh Phú Thọ cho biết, tai nạn lao động tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: Xây dựng, sản xuất công nghiệp và khai thác chế biến khoáng sản. Riêng trong lĩnh vực khai khoáng tập trung cao ở các điểm mỏ khai thác đá xây dựng.
 
Từ đầu năm 2014 đến nay, trên cả nước đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng do khai thác đá. Hồi tháng 9/2014, tại mỏ đá Quảng Đại (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động do 1 tảng đá lớn rơi từ trên xe xuống khiến 1 người lao động bị thiệt mạng.
 
Nghiêm trọng hơn là vụ tai nạn ở mỏ đá tại tỉnh Quảng Bình, 1 công nhân khi đang leo lên điểm khoan để nổ mìn, không may trượt chân, rơi xuống và tử vong ngay tại chỗ. Trước đó vào hồi tháng 7, cũng tại mỏ đá này đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến hai công nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch…
 
Đây chỉ là một trong hàng trăm vụ tai nạn thương tâm, mà đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất chính là người lao động. Họ vì cuộc sống bất chấp cả tính mạng mưu sinh ở những nơi nguy hiểm, tuy nhiên các chủ khai thác đá vì lợi nhuận nên thờ ơ, không bảo đảm an toàn cho người dân. Chính vì vậy, tai nạn ở các mỏ đá ngày càng tăng cao, nhiều người lao động đã phải mang thương tật suốt đời hoặc thiệt mạng oan uổng.
 
Thúy Nguyễn
Tin bài liên quan
Loading...