Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10700
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Hời hợt = Thảm kịch
Chủ doanh nghiệp tán gia bại sản, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra tai nạn lao động
 
Ngày 22-2, trong lúc làm việc trên tàu lai dắt tại cảng Sài Gòn, một thủy thủ của Công ty Lai dắt tàu biển Bến Nghé bị mất tích. Đến sáng hôm sau, các thủy thủ khác mới phát hiện xác của thủy thủ trên trôi dạt vào bờ. Cách vụ tai nạn trên không lâu, một vụ rò rỉ điện làm chết anh Lý Cẩm Phát, công nhân của một cơ sở sản xuất tại quận Bình Tân –TPHCM.
Sơ sẩy là chết người
 
Nhận định trên đã được các cán bộ bảo hộ lao động đúc kết qua hàng ngàn vụ tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trên địa bàn TPHCM. Chủ doanh nghiệp thiếu quan tâm đã đành mà chính người lao động cũng hời hợt với sức khỏe, tính mạng của mình.
 
 
Cuối năm 2007, trong lúc làm việc, máy bị trục trặc, anh Đinh Nhật Tân, công nhân công ty TNHH nhựa V.L (quận Bình Tân), chui vào sửa. Do sơ ý, anh Tân không ngắt cầu dao điện nên máy vẫn hoạt động đã kẹp chặt anh Tân vào giữa hai bệ máy làm anh tử vong tại chỗ.
 
Đau xót không kém là vụ tai nạn tại công trình xây dựng chung cư tái định cư tại quận 11-TPHCM, do Công ty Cổ phần Địa ốc 11 thi công trong đêm 14-12-2007. Vợ chồng ông Kiều Văn Hớn được yêu cầu làm ngoài giờ. Trong lúc điều khiển máy vận chuyển vật tư thì máy bị kẹt. Vợ ông Hớn vẫn tiếp tục bấm nút điều khiển làm dây cáp của máy bị rối. Trong lúc tháo dây cáp, ông Hớn bị bàn nâng của máy rơi trúng, tử vong.
 
Những sơ ý như thế luôn phải trả giá đắt. Chỉ trong năm 2007, trên địa bàn TPHCM đã xảy ra 89 vụ tai nạn, làm chết 89 người. Đó là chưa kể hàng ngàn vụ tai nạn khác làm không biết bao nhiêu người bị thương, bị mất một phần thân thể. Dù được cảnh báo, kêu gọi, thậm chí là xử lý nặng nhưng tình hình TNLĐ trong những năm qua giảm không đáng kể.
 
Bị tù vì để xảy ra TNLĐ
 
Trách nhiệm của doanh nghiệp đến đâu khi xảy ra TNLĐ? Thực tế không thể chối cãi là hậu quả TNLĐ hầu hết do chính người lao động gánh chịu nên ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn quá hạn chế.
 
Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho biết: Xử lý nghiêm khắc là một trong những biện pháp để chấn chỉnh tình trạng trên. Cuối tháng 1-2008, TAND TPHCM đã đưa ra xét xử vụ TNLĐ tại công trường xây dựng của Công ty TNHH Tam Bình –TPHCM làm một người chết, một người bị thương nặng. Tòa đã tuyên án 18 tháng tù giam đối với đội trưởng đội thi công;18 tháng tù cho hưởng án treo đối với giám đốc công ty; cấm hoạt động kinh doanh 2 năm. Hiện nay, một vụ TNLĐ khác đang được cơ quan chức năng khởi tố vụ án. Còn Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM đang đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự 4 vụ TNLĐ xảy ra trong năm 2007.
 
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm liên đới trong các vụ TNLĐ là điều không tránh khỏi. Ông Việt nói: Trong năm 2008, sẽ kiên quyết đề nghị truy tố các doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp an toàn lao động làm xảy ra TNLĐ chết người.
 
Loay hoay tìm biện pháp giảm TNLĐ
 
Nguyên nhân xảy ra TNLĐ quá rõ ràng, đã đặt ra hàng chục năm qua: Thiếu ý thức của người lao động; chủ doanh nghiệp không tuân thủ quy định về an toàn lao động... Thế nhưng biện pháp để giảm thiểu thì vẫn không hữu hiệu. Đã 5 năm qua, các cơ quan chức năng nhận định với số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quá nhiều như TPHCM mà không có cán bộ chuyên trách bảo hộ lao động cấp quận, huyện là bất cập. Nhưng viện lý do biên chế có hạn, các địa phương vẫn “án binh bất động”.
 
Vướng “bài toán” chuyên trách, Sở LĐ-TB-XH TPHCM mới mở cơ chế tăng cường thanh tra viên lao động và phân công thanh tra viên phụ trách từng địa bàn cụ thể. Theo ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM, thanh tra viên phải chịu trách nhiệm cụ thể nếu để xảy ra TNLĐ chết người trên địa bàn mình phụ trách.
 
Ngành nào cũng có tai nạn chết người
 
Trong các vụ TNLĐ chết người xảy ra trong năm 2007, có 32 vụ do yếu tố điện, ngã cao 22 vụ, do vật rơi, đổ 9 vụ, máy cuốn ép 9 vụ, ngạt nước 4 vụ, do vật văng bắn 5 vụ... Tai nạn xảy ra ở tất cả các lĩnh vực: nhiều nhất là ngành xây dựng (48%), sản xuất công nghiệp (19%), cơ sở dịch vụ, vận tải, trường học (18%)...
 
(Nguồn: Sở LĐ-TB-XH TPHCM)
Tin bài liên quan
Loading...