Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 3
Tổng lượt truy cập: 10561
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
“Hồi sinh” đồ phế thải
35 năm gắn bó, người công nhân thu gom rác dân lập cho ra đời hơn 1.000 sản phẩm tái chế bằng đôi bàn tay tài hoa của mình
 
Gia đình khó khăn, học đến lớp 3, ông Tống Văn Thơm (SN 1951, ngụ phường Thới An, quận 12, TP HCM) rời ghế nhà trường để đỡ bớt gánh nặng mưu sinh cho cha mẹ. Từ quê hương Bến Tre, ông lang bạt nhiều nơi, trải qua vô số nghề rồi dừng chân ở nhà máy Z756. Tuy nhiên, sức khỏe yếu khiến ông không thể bám trụ với nghề đóng, sửa chữa tàu. Năm 1979, ông nghỉ việc, phụ giúp vợ khi ấy đang là công nhân vệ sinh môi trường. Lâu dần, ông gắn bó với nghề và quyết định “ra riêng”, mua lại đường dây thu gom rác dân lập ở quận 5. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, vợ ông cũng chuyển về làm cùng chồng.
 
Dạy con biết tự hào
 
“Làm cái nghề này, đi tới đâu người ta cũng xem mình như người dơ bẩn. Chỉ cần thấy xe rác là người ta bịt mũi, thậm chí còn phun nước bọt. Lúc đầu, tui buồn lắm, lâu dần thành quen. Sống bằng dư luận thì không thể nào sống nổi” - ông Thơm tâm sự. Ông kể các con khi còn nhỏ rất mặc cảm với nghề nghiệp của cha mẹ. Bạn bè hỏi cha mẹ làm nghề gì, con ông chỉ dám nói làm ở sở vệ sinh chứ không dám nói thật. Dăm bữa nửa tháng, hết đứa lớn đến đứa nhỏ lại về nhà khóc nức nở vì bị bạn bè trêu chọc là con của ông hốt rác. “Lúc nào, tui cũng khuyên nhủ con cái, ba nhờ nghề này mới nuôi tụi con nên người. Nghề nào cũng là nghề, cũng đáng quý như nhau. Mình không làm gì sai trái thì không có gì phải buồn. Tụi nhỏ lớn lên, hiểu chuyện, càng thương ba mẹ hơn” - ông chia sẻ.
 
 


Gắn bó với nghề 35 năm, ông Tống Văn Thơm chưa bao giờ nghĩ sẽ xa rời công việc thu gom rác

Ngoài sức ép từ dư luận xã hội, những công nhân thu gom rác còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả khác, nhất là thời tiết. Ông Thơm giãi bày: “Trời nắng không sao, trời mưa cực dữ lắm. Người ướt nhẹp, rác sũng nước, thấm xuống xe nặng vô cùng. Dầm mưa về lúc nào tôi cũng bị cảm. Người khác đi làm một tuần còn được nghỉ thứ bảy, chủ nhật chứ tụi tui quanh năm suốt tháng có được nghỉ ngày nào đâu. Tết được nghỉ ngày mồng 1, mồng 2 mà cũng không dám về thăm quê vì sợ lên không kịp”.
 
Cực khổ là thế mà đồng lương mỗi tháng của vợ chồng ông chỉ được 5 triệu đồng. Thế nhưng, số tiền ấy đôi khi lại hao hụt đi chút ít vì không thu được tiền rác của các hộ dân. Nhiều người thuê nhà âm thầm dọn đi, đến tiền điện tiền nước còn thiếu nói chi trả tiền rác cho ông. Coi như tháng đó ông mất “sở hụi”.
 
“Mỗi đồ vật đều có linh hồn”
 
35 năm gắn bó với nghề, buồn nhiều hơn vui nhưng ông Thơm chưa bao giờ nghĩ đến việc xa rời công việc này. Công việc thu gom rác của vợ chồng ông bắt đầu từ lúc 6 giờ và kết thúc lúc 15 giờ mỗi ngày. Thế nhưng, khoảng thời gian còn lại của ngày, ông vẫn không chịu buông bỏ rác.
 
 


Căn nhà ngập đồ tái chế của ông Thơm

Nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo, căn nhà thuê của vợ chồng ông Thơm chất đầy đồ phế thải, trông giống một vựa ve chai nhỏ. “Trước đây, khi còn làm ở nhà máy, thấy máy móc người ta bỏ đi, tui đem về mày mò sửa để tái sử dụng, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Riết rồi quen, trong lúc thu gom rác, cái gì còn xài được thì tui tha về nhà rồi tráo qua, đổi lại là chúng “sống” dậy hết” - ông cười tươi khoe từng món đồ trong nhà.
 
Ban đầu, tái chế rác thải với ông Thơm chỉ dừng lại ở việc phục chế những đồ đã qua sử dụng. Năm 1998, TP HCM phát động phong trào bảo vệ môi trường, ông càng hun đúc ý tưởng biến rác thành đồ hữu ích. Nghĩ là làm, ông biến lon bia, nước ngọt thành loa nghe nhạc có thể gắn USB. Vỏ dừa bên đường được ông đem về, tỉ mẩn tạo thành vật trang trí đáng yêu như cây dừa, con cú, con nhện. Mô hình xe đạp, xích lô, rô bốt… được tạo nên từ vô số những vật dụng tưởng đã thành vô dụng. Đến cả chiếc quạt trần của phòng khách cũng được ông cải tạo thành hình bông hoa từ những mảnh mica gom góp được. Nhiều nhất trong các món đồ tái chế là đồ điện tử như đầu đĩa, tivi, casette, ampli. Ông hào hứng: “Với tui, mỗi đồ vật đều có linh hồn. Làm sống lại chúng không chỉ tái sinh một cuộc đời mà còn góp phần bảo vệ môi trường”. Những món đồ tái chế ông làm ra được Tổ chức Hành động vì môi trường mang đi triển lãm trong và ngoài nước. Thế nhưng, niềm hạnh phúc thật sự của ông là sản phẩm của mình được bà con đón nhận, sử dụng. 
 
Ông chủ tịch chu đáo
 
Không chỉ nặng nợ với nghề rác và đồ phế thải, hơn 20 năm qua, ông Thơm còn sống hết lòng với anh chị em công nhân trong vai trò chủ tịch Nghiệp đoàn Rác dân lập quận 5. Mỗi ngày, ông lại rảo quanh một vòng hỏi thăm tình hình sức khỏe của mọi người, dặn dò bảo hộ lao động… rồi mới bắt đầu công việc của mình.
 
 
 
Bài và ảnh: Kha Miên
Tin bài liên quan
Loading...