Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 2
Tổng lượt truy cập: 10735
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
HS không chọn thi Sử là do tư tưởng học thực dụng
Trong cơ chế thị trường tư tưởng lối học thực dụng ảnh hưởng nhiều đến các phụ huynh và học sinh. Nhiều em thích học Sử nhưng bố mẹ không đồng ý.

Trao đổi với PV Infonet, cô giáo Lê Thị Thu Hương, bộ môn Sử, trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) chia sẻ.
 
Việc rất ít học sinh thi tốt nghiệp đăng ký môn Lịch sử, là giáo viên dạy sử, cô có chia sẻ gì?
 
Bộ GD&ĐT quyết định kỳ thi tốt nghiệp THPT 4 môn, trong đó môn Lịch sử là tự chọn. Mặc dù học sinh chưa đăng ký dự thi, chúng tôi đã lường trước được môn Lịch sử sẽ rất ít học sinh lựa chọn.
 
Giáo viên chúng tôi thấy rất buồn vì hiện nay, các em học sinh không quan tâm gì đến môn Lịch sử. Ngoài ra, đây là môn học quan trọng như vậy, mà các em không có định hướng dạy học và thi cử. Tôi cũng chia sẻ với trường THPT Lương Thế Vinh, vì các em mạnh về các môn khoa học tự nhiên, thi đại học, thi tốt nghiệp sẽ không chọn môn Lịch sử là điều dễ hiểu.
 
Trong cơ chế thị trường tư tưởng lối học thực dụng ảnh hưởng nhiều đến các phụ huynh và học sinh. Chẳng hạn nhiều học sinh rất thích học lịch sử, nhưng bố em các em lại định hướng, học lịch sử khi ra trường sẽ không xin được việc.
 
codaysu
 
Theo cô Hương, học sinh không biết lịch sử sẽ có tư tưởng lệch lạc

Nếu chúng ta không có định hướng đúng gắn với biện pháp đổi mới thì môn Lịch sử sẽ bị bỏ rơi. Đơn cử, một học sinh khi vào trường không động chạm đến lịch sử, thi đại học, tốt nghiệp cũng không phải môn lịch sử, ra ngoài đời cũng vậy chắc chắn sẽ không hiểu biết lịch sử, khi mà thực tế công việc, kiếm sống xung quanh đang đặt áp lực cho em đó.
 
Đó đúng là lý do vì sao học sinh hiện nay còn thờ ơ với môn Lịch sử. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn lâu dài, hệ quả sẽ như thế nào, thưa cô?
 
Do cơ chế thị trường hiện nay và lối học thực dụng của học sinh, suy nghĩ của phụ huynh và sự đòi hỏi của xã hội, đến một lúc nào đó môn Lịch sử sẽ không được học sinh quan tâm nữa. Tôi lo lắng cho thế hệ học sinh sau này thờ ơ, có tư tưởng lêch lạc về lịch sử, không biết gì về lịch sử dân tộc. Sẽ dẫn tới luồng tư tưởng khác xâm nhậm vào thế hệ trẻ…
 
Ngoài ra, lý do học sinh không thích sử là do nhiều thầy cô dạy Lịch sử chưa hay, còn áp đặt, bắt ép nhồi nhét học sinh. Bên canh đó, hệ thống sách giáo khoa còn quá nhiều sự kiện, khiến học sinh khó nhớ, khó học… rồi quan điểm, nhận thức học lịch sử của các bậc phụ huynh áp đặt đối với con em họ.
 
 
Một buổi học tại lớp chuyên sử trường Chu Văn An

Đối với chúng tôi, môn học nào cũng quan trọng. Theo quan điểm của tôi và một số nhà sử học thế giới thì học lịch sử là giáo dục lòng yêu nước, hiểu biết lịch sử. Không có ai giỏi các ngành khoa học khác mà khi nói đến lịch sử lại không biết gì. Ở trong lịch sử tổng hợp các môn khoa học, khi chúng tôi đi học đã được các thầy dạy điều đó. Ở Việt Nam ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết rằng: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
 
Thực tế Bác Hồ đã nói từ ngày xưa, chúng ta đặt ra ở đây thích hay không thích, mà nhiệm vụ đặt ra ở đây là chúng ta phải học Lịch sử, từ thầy cô dạy học đến thế hệ trẻ. Biết lịch sử là cái gốc để ta hiểu quá khứ, sống cho hiện tại và hướng tới tương lai.
 
Như vậy, theo quan điểm của cô giáo thì học lịch sử rất quan trọng, và phải bắt buộc?
 
Trong cuộc xâm lăng của Đế quốc Mỹ vào Việt Nam, sau khi liên tục bị thất bại, họ đã rút ra một điều rằng, chính vì họ không biết về lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc ta mấy ngàn năm. Trong xu thế hiện nay, tôi nghĩ rằng học lịch sử lại càng quan trọng.
 
Chẳng hạn như các em học sinh đi du học, không chỉ học kiến thức nền kinh tế thế giới với nền văn hóa thế giới, khi em học sinh đó không có kiến thức lịch sử thì sẽ không thể quảng bá hình ảnh của VN với thế giới được.
 
Vì vậy chúng ta phải quan tâm đến lịch sử, vì có như vậy mới nuôi dưỡng lòng yêu nước đến với thế hệ trẻ.  Những bài học lịch sử không những có ý nghĩa với cuộc sống hiện tại mà còn có nhiều ý nghĩa để hướng tới tương lai.
 
Kinh nghiệm dạy học sinh môn Lịch sử ở các nước trên thế giới ra sao, thưa cô?
 
Ở những nước có nền văn minh phát triển, học sinh học lịch sử nắm được những phần cơ bản nhất. Cách dạy sử của các nước phương Tây, mình phải học tập. Họ cho học sinh học lịch sử gắn rất nhiều với thực tế. 
 
Ở Nga, ngoài việc học lịch sử trên lớp, các em học sinh được mặc quần áo bảo hộ lao động, mang cuốc xẻng, để vào các khu rừng tìm những bộ hài cốt của Hồng quân Liên Xô cùng với nhóm người tìm hài cốt. Tức là họ cho các em tham gia vào các sự kiện lịch sử, giúp cho các em không chỉ nhớ sự kiện lịch sử, mà còn gắn với trách nhiệm của thế hệ trẻ với quá khứ.
 
Để học sinh trở nên yêu thích môn Lịch sử, theo cô, chúng ta phải làm gì?
 
Một mặt chúng ta cần bắt buộc thi môn Sng các kỳ thi tốt nghiệp THPT, rồi chúng ta dần dần thay đổi các nhiều mặt. Vậy chúng ta cần sự quan tâm của các cấp, ngành sự tuyên truyền để nhận thức học lịch sử của các phụ huynh thay đổi. 
 
Đi đôi với đó là thay đổi phương pháp dạy và học lịch sử, đổi mới thi cử trong môn Lịch sử, thay đổi hệ thống sách giáo khoa. Để đến một thời điểm nào đó, chúng ta không phải bắt buộc nữa, mà khuyến khích thi môn Sử, học sử vẫn có nhiều học sinh đăng ký.
 
Ngoài ra, trách nhiệm của người thầy phải thay đổi phương pháp dạy sử, làm sao hấp dẫn, thực tiễn… để khơi dạy tình yêu lịch sử cho học sinh. Khi dạy lịch sử, chúng ta không chỉ giảng giải các bài lịch sử ở trên lớp, mà còn gắn với những gì xung quanh học sinh.
 
Chúng ta phải tổ chức cho các em tham quan các di tích lịch sử, gắn với bài học lịch sử đó với hiện tại, và giúp được gì cho cuộc sống hiện tại của các em. Như vậy, thì học sinh sẽ cảm thấy thích lịch sử, học lịch sử có nhiều ý nghĩa.
 
Xin cám ơn cô!
 
Nguyễn Hiếu
Tin bài liên quan
Loading...