Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 12338
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Huy động tổng lực, khẩn cấp cứu nạn nhân sập hầm thủy điện

BẢO HỘ LAO ĐỘNG - Công ty TNHH bảo hộ lao động Lam Giang chuyên sản xuất và cung cấp trang thiết bị quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, kính bảo hộ giá rẻ tại hà nội

Gần 3 ngày qua, vượt qua thời tiết khắc nghiệt với mưa gió và giá lạnh của miền rừng núi Lạc Dương (Lâm Đồng) công tác bảo hộ lao động cứu hộ được tiến hành rất khẩn trương và đầy nỗ lực. Các lực lượng chức năng đã triển khai đồng thời nhiều phương án để cứu đói và gấp rút đào hầm thoát hiểm để giải cứu 12 công nhân.
 
 
Ảnh: Võ Trang.
Ảnh: Võ Trang.

Khẩn cấp cứu đói

14 giờ ngày 18/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến thị sát khu vực cứu hộ vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (xã Lát, huyện Lạc Dương). Phó Thủ tướng đã vào đường hầm để khảo sát, đánh giá mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn; đồng thời trực tiếp nói chuyện với những công nhân bị kẹt trong hầm qua đường ống thông khí. Vị lãnh đạo Chính phủ đã hỏi thăm tình hình các nạn nhân, động viên họ tin tưởng vào công tác cứu hộ, cố gắng cầm cự để chờ giải cứu.

Phó Thủ tướng hoan nghênh lực lượng cứu hộ đã kịp thời tiếp oxy, kỳ công thổi đồ ăn thức uống qua ống thông khí để đảm bảo sự sống cho những người bị mắc kẹt; luồn được bóng đèn vào bên trong giúp các nạn nhân thoát khỏi cảnh sống trong bóng tối, khích lệ, động viên tinh thần của họ để có thêm sức mạnh chiến đấu với thực tế khắc nghiệt. Tuy nhiên ông cũng lưu ý cần đẩy nhanh việc khoan hầm với mũi khoan đủ lớn để tiếp tế chăn và quần áo ấm chống rét vì trong đó rất lạnh.

Một bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM nhận định phải sống gần 3 ngày đêm trong môi trường khắc nghiệt như thế, chắc chắn sức khỏe của các nạn nhân bị giảm sút. Đêm 18/12, bệnh viện sẽ tiếp tế loại thuốc chuyên biệt giúp các nạn nhân có đủ dinh dưỡng để cầm cự trong thời gian tới. 

Phó Thủ tướng tại lều chỉ huy cứu  hộ.

Huy động lực lượng tinh nhuệ nhất để cứu hộ

Hiện số người tham gia cứu hộ trong vụ tai nạn sập hầm đã lên đến khoảng 400 người, đến từ nhiều tỉnh thành,cơ quan, đơn vị của nước ta, trong đó có các lực lượng tinh nhuệ trong lĩnh vực này như công binh, kỹ sư mỏ địa chất… 

Bộ Tư lệnh Công binh đã điều động cả trăm công binh mang theo nhiều thiết bị như máy khoan, máy xúc, máy phát điện từ Cam Ranh (Khánh Hòa) vào công trình thủy điện hỗ trợ công tác cứu hộ. 

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã điều động hàng chục thợ lò tinh nhuệ có kinh nghiệm xử lý các sự cố trong hầm mỏ thuộc Trung tâm cứu hộ mỏ từ Quảng Ninh và 13 chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm trong cấp cứu mỏ từ Hà Nội vào Lâm Đồng để tiếp ứng cứu nạn sập hầm.  Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu hộ cứu nạn TPHCM cũng cử 45 cán bộ chiến sĩ giúp Lâm Đồng ứng phó với sự cố.

Phó Thủ tướng biểu dương lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng, các đơn vị quân đội, công an, Tổng Công ty Sông Đà, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam… đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, khẩn trương thực hiện công tác cứu hộ; tuy nhiên ông lưu ý các cơ quan đơn vị cần phối hợp ăn ý, chặt chẽ với nhau.

Những phương tiện, thiết bị cứu hộ tốt nhất đã được huy động đến hiện trường. Máy khoan chuyên dụng đang được điều từ Hà Nội vào. “Còn phương tiện nào tốt hơn, hiện đại hơn và phù hợp hơn cho công tác cứu hộ cứu nạn, các đồng chí cứ đề xuất, sẽ được đáp ứng kịp thời” - Phó Thủ tướng nói.

 

Lực lượng chức năng khoan để rút nước trong đoạn hầm bị sập.
Triển khai đồng bộ cả 3 hướng để tiếp cận đoạn hầm bị sập

 

Sau khi xảy ra sự cố sập hầm (7 giờ sáng ngày 16/12), lực lượng cứu hộ tỉnh Lâm Đồng đã lên phương án khoan xuyên qua lớp đất đá dày hàng chục mét vừa đổ sụp để kịp thời thông khí cho số công nhân bị mắc kẹt trong đoạn hầm phía trong. Lúc ấy chưa biết chắc trong đó có bao nhiêu người và tình trạng thương vong ra sao. 

Đến 19 giờ 40 phút, sau nhiều lần va phải đá khiến mũi khoan bị hỏng phải thay mới, một mũi khoan đã xuyên thủng khối đất đá khổng lồ và thông vào chỗ 12 công nhân đang mắc kẹt. Một vài tiếng động rồi những câu nói ngắt quãng: “Chúng tôi còn sống cả… không ai bị thương… đói và lạnh lắm!” vọng ra qua lỗ khoan nhỏ hẹp khiến những người cứu hộ mừng đến chảy nước mắt, ôm chầm lấy nhau reo hò.

Nhiều cuộc họp bàn căng thẳng, tranh cãi rất hăng về các phương án cứu hộ. Bộ trưởng các Bộ Công Thương, Xây dựng, Y tế cấp tốc bay vào thị sát, chỉ đạo. 

Đến ngày 17/12 đã định hình phương án triển khai đồng bộ cả 3 hướng để tiếp cận đoạn hầm nơi các nạn nhân đang trú ngụ. Hướng phía trên hầm sẽ tiến hành khoan từ đỉnh đồi xuống để vừa thông khí vừa tuồn thuốc men, chăn và quần áo xuống cho 12 công nhân. 

Hướng phía sau đoạn hầm cũng tiến hành khoan để thông khí và hút nước từ trong hầm ra bởi nước ngày càng dâng cao, lúc đỉnh điểm khoảng 1,3m. Hướng từ cửa chính của đoạn hầm tiến hành khoan 3 mũi để thông khí, chuyển thức ăn, nước uống vào và hút nước ra. Việc khoan xuyên hầm rất trầy trật, thường xuyên phải thay mũi khoan do va phải đá mồ côi. 

Hiện 3 mũi khoan phía cửa chính của hầm đã hoàn tất, còn các mũi khoan ở hai hướng khác vẫn chưa đến đích. Mỗi lần hoàn tất một mũi khoan là mọi người vỡ òa trong hạnh phúc vì có thêm cơ hội chống đói, chống rét, thêm cơ hội cứu sống các nạn nhân.

 

 

Vào lúc  23h47 ngày 18/12, theo nguồn tin của phóng viên Tiền Phongđang tác nghiệp tại hiện trường thì đường hầm vòng bên trái của lực lượng công binh đã đào được khoảng 4m, còn đường hầm vòng bên phải của TKV được gần 8m. Và các chiến sĩ công binh đã nghe được tiếng các nạn nhân hét vọng ra qua các khe hở từ vị trí sập (các khe hở này do sắt thép gia cố đường hầm tạo ra).

 

Đồng thời với việc khoan hầm để duy trì sự sống là đào ngách để giải cứu các nạn nhân đang bị mắc kẹt. Ban đầu lực lượng cứu hộ tiến hành đào sâu vào đoạn hầm bị sập theo hình chữ A nhưng tiến độ rất chậm bởi nhiều chỗ vừa đào lên lại bị tụt xuống do địa chất quá yếu. 

 

Đại tá Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn (Bộ Quốc phòng) đề nghị song song với đường hầm thoát hiểm này nên mở thêm một đường hầm thoát hiểm nữa để đề phòng xảy ra sự cố hoặc vướng đá lớn gây chậm tiến độ. Ban chỉ huy cứu hộ đã chấp thuận đề nghị này và cho triển khai ngay.   

Tuy nhiên vì địa chất phức tạp nên việc đào hầm rất khó khăn, vất vả, chủ yếu bằng thủ công. Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng về tiến độ của việc đào hầm, Ban chỉ huy cứu hộ cho biết khoảng 3 ngày nữa mới hoàn thành. “Như thế thì lâu quá! Phải tìm cách đẩy nhanh tiến độ lên” - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.

Vào lúc 22h30 ngày 18/12, Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, phó Tham mưu trưởng Lực lượng Công binh cho biết, hiện có 1 lữ đoàn công binh của Bộ Quốc phòng, 1 lữ đoàn Công binh của Quân khu 7, 1 tiểu đoàn kiêm nhiệm và Trung tâm Cứu hộ sự cố hầm mỏ của TKV tham gia cứu hộ. 

Phóng viên Tiền Phong có mặt tại hiện trường lúc 23h35 đêm qua chứng kiến cảnh truyền nước gừng và cháo loãng vào cho các nạn nhân. Toàn bộ lực lượng cứu hộ chia làm 4 ca làm việc suốt đêm nay.

Tin bài liên quan
Loading...