Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10511
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Không mang kính khi thí nghiệm, sinh viên bị hư một mắt
- Giảng viên hướng dẫn không nhắc mang kính bảo hộ, sinh viên cũng sơ suất không tự mang, từ đó bị hóa chất nhảy lên trúng mắt...
 
P. hiện là sinh viên (SV) năm hai của một trường ĐH. Sáng 15-11, P. có giờ thực hành hóa sinh tại phòng thí nghiệm trường. 
 
“Trong buổi thực hành thí nghiệm, giảng viên hướng dẫn không yêu cầu sinh viên đeo kính bảo hộ. Khi em cúi gần ống nghiệm để quan sát các hiện tượng xảy ra thì bất ngờ hóa chất phun lên trúng mắt phải. Em được đưa vô BV địa phương sơ cứu, sau đó chuyển lên BV Mắt TP.HCM vì quá nặng” - P. kể lại.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân, điều dưỡng trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ thần kinh nhãn khoa BV Mắt TP.HCM, P. được đưa vào BV Mắt TP.HCM trong tình trạng giác mạc phải đục trắng, không quan sát được mống mắt, khiếm dưỡng giác mạc. “BS tiến hành phẫu thuật rửa tiền phòng, rạch kết mạc nan hoa. Tuy nhiên, thị lực sau mổ của P. giảm đáng kể” - bà Xuân nói.
 
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện nhà trường cho biết trường có đưa ra những quy định an toàn trong phòng thí nghiệm rất rõ ràng. Cụ thể người làm việc và thực hành trong phòng thí nghiệm được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động như áo blouse, kính bảo hộ, găng tay… “Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường tìm hiểu và ghi nhận giảng viên hướng dẫn thí nghiệm không yêu cầu tất cả SV đeo kính bảo hộ nên đã xảy ra sự việc đáng tiếc. Tuy nhiên, ngay bản thân P. cũng sơ suất. Nếu giảng viên không yêu cầu đeo kính bảo hộ thì em vẫn có thể đeo để bảo vệ chính mình” - vị này nói.
 
 
 
Bác sĩ  đang xử lý trường hợp hóa chất văng vào mắt. Ảnh: TRẦN NGỌC
 
Trước đó, vụ cháy nổ chai đựng cồn trong phòng thí nghiệm của một trường THPT đã khiến vài học sinh (HS) bị phỏng.
Sau khi thực hành thí nghiệm kim loại kiềm, các em HS dọn dẹp dụng cụ. Tuy nhiên, hai nam sinh chơi nghịch đã lấy giấy đốt rồi bỏ vào ly. Tiếp theo, một nam sinh khác lấy chai đựng cồn đổ vào ly và gây cháy nổ.
 
Theo quy định, khi HS thực hành thí nghiệm phải có người hướng dẫn. Tuy nhiên, ngay thời điểm HS thực hành thí nghiệm thì giáo viên hướng dẫn không có mặt.
 
TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết BV không ít lần tiếp nhận những trường hợp phỏng hóa chất trong khi thực hành thí nghiệm.
 
Tương tự, BS Phạm Nguyên Huân, Phó Trưởng phòng Kế hoạch-Tổng hợp BV Mắt TP.HCM, cho rằng BV điều trị không ít trường hợp hóa chất văng vô mắt khi đang thực hành thí nghiệm. “Chỉ một sơ suất nhỏ là hư cả con mắt. Do vậy, các trường phải yêu cầu người hướng dẫn, HS, SV thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong phòng thí nghiệm” - BS Huân nêu quan điểm.
 
Trong khi đó, PGS-TS Huỳnh Văn Hoàng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Miền Đông, cho rằng tất cả trường có phòng thí nghiệm đều đưa ra những quy định rất rõ ràng và buộc phải thực hiện nghiêm ngặt. “HS, SV khi thực hành thí nghiệm phải được giáo viên, giảng viên hướng dẫn. Khi thực hành thí nghiệm bắt buộc phải có ít nhất hai người để kịp thời xử lý những tình huống xảy ra” - ông Hoàng nói.
 
Theo ông Hoàng, quy định an toàn phòng thí nghiệm còn buộc người thực hành thí nghiệm phải đeo kính, mang găng tay. Chưa hết, tuyệt đối không nghịch phá, đùa giỡn trong lúc thực hành thí nghiệm. “Quy định còn buộc người làm việc trong phòng thí nghiệm phải biết sơ cấp cứu và sử dụng trang thiết bị chữa cháy. Chai, lọ đựng hóa chất phải đúng quy cách và có nhãn ghi rõ tên hóa chất, nồng độ, loại bảo quản, ngày pha chế…” - ông Hoàng cho biết thêm.
 
TRẦN NGỌC 
 
Tin bài liên quan
Loading...