Sản phẩm theo nghành
Thống kê truy cập
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 10558
Hỗ trợ bán buôn - 091.3087288
Hỗ trợ kinh doanh - 024.3557.4374 096.4.047 288
Làm gì để hạn chế tai nạn lao động trên công trình?
Mặc dù tại nhiều công trường xây dựng đã có biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động, nhưng vẫn xảy ra những sự cố tai nạn đáng tiếc, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Sự cố xảy ra, nỗi đau thì dành cho người ở lại. Bài học nào là cần thiết được người quản lý lao động, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải rút ra, nhằm hạn chế tối đa những mất mát không đáng có trên mỗi công trình?
 
 
 
Nguy hiểm dình dập người lao động
 
Thời gian qua, trên cả nước đã có nhiều vụ tai nạn lao động trong xây dựng, tập trung chủ yếu ở thiết bị thi công như vận thăng, cần trục; tai nạn do thi công giàn giáo; tai nạn do thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động
 
Đặc biệt, vụ rơi vận thăng khiến 3 người chết tại công trình xây dựng tòa nhà Lilama (số 52 Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai) xảy ra sáng 4/12, lại thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng mất an toàn lao động trong thi công xây dựng hiện nay.
 
Mặc dù, các đơn vị chức năng đã có nhiều nỗ lực đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vụ tai nạn lao động đáng tiếc có thể xảy ra nhưng các vụ tai nạn không có dấu hiệu giảm xuống. Như vậy, câu hỏi đặt ra đối với chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát là: Họ đã làm gì? Họ đã quản lý máy móc như thế nào trên mỗi công trường?
 
Chủ đầu tư, nhà thầu nào cũng khẳng định đã quan tâm sát sao đến công tác an toàn lao động, nhiều biển báo an toàn được lắp đặt tại nơi thi công… nhưng khi kiểm tra thực tế một số công trình, mới thấy, công tác đảm bảo an toàn lao động còn nhiều sơ xuất.
 
Nhận định về vấn đề này, ông Phạm Đức Hinh - Trưởng phòng An toàn vệ sinh lao động - Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình cho biết: Thực tế, khi đi kiểm tra công trình cho thấy, nhiều chủ thể công trình như chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát… chưa tuân thủ đúng công tác an toàn lao động theo pháp luật. Các biện pháp đảm bảo an toàn trên công trường còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, việc dành kinh phí cho công tác an toàn cũng bị hạn chế.
 
 
 
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ đầu tư quan tâm đến công tác an toàn, trong đó, có các chủ đầu tư nước ngoài khi tham gia xây dựng tại Việt Nam.
 
Nguyên nhân xảy ra mất an toàn được xác định là do các bên có liên quan trong thi công xây dựng công trình chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn trong thi công xây dựng. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý có thẩm quyền còn chưa thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn trên công trường xây dựng. Nhưng dù nguyên nhân nào, thì thiệt hại nhất vẫn là người lao động và người thân của họ.
 
Tuyệt đôi tuân thủ các quy định kỹ thuật và pháp luật
 
Nhằm chấn chỉnh tình hình mất an toàn và ngăn ngừa khả năng xảy ra sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình, ngày 2/11/2015, Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị 01 về việc bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng công trình.
 
Theo đó, đối với nhà thầu thi công xây dựng: Yêu cầu phải tuyệt đối tuân thủ các quy định kỹ thuật và pháp luật về an toàn trong thi công xây dựng. Trong đó, đặc biệt lưu ý đảm bảo an toàn kết cấu giàn giáo và đảm bảo an toàn đối với máy, thiết bị nâng hạ. Các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng; trường hợp phạm vi hoạt động của các máy, thiết bị nâng hạ vượt khỏi mặt bằng công trường hoặc do điều kiện thi công phải đặt ở ngoài phạm vi công trường thì phải có biện pháp đảm bảo an toàn được chủ đầu tư chấp thuận và phải tuân thủ các quy định của địa phương, của pháp luật về an toàn khác có liên quan…
 
Đối với chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; kiên quyết dừng thi công và yêu cầu nhà thầu thi công khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định về an toàn trong thi công xây dựng và có chế tài xử phạt trong hợp đồng nếu để xảy ra mất an toàn.
 
Đồng thời, Chỉ thị quy định cụ thể đối với các cơ quan chuyên môn về xây dựng duy trì thường xuyên việc hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình; kết hợp kiểm tra công tác an toàn lao động với kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình xây dựng thuộc đối tượng cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra…
 
Gia Bảo
Tin bài liên quan
Loading...